Thcshuynhphuoc-np.edu.vn - Thông Tin Kiến Thức Bổ Ích

Văn mẫu lớp 9: Đoạn văn nghị luận về tư duy phản biện (7 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 9 hay nhất

Tháng 12 12, 2023 by Thcshuynhphuoc-np.edu.vn

Bạn đang xem bài viết Văn mẫu lớp 9: Đoạn văn nghị luận về tư duy phản biện (7 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 9 hay nhất tại thcshuynhphuoc-np.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Làm thế nào để rèn luyện được tư duy phản biện ở mỗi người? Với 7 Đoạn văn Nghị luận về tư duy phản biện hay, đặc sắc nhất sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về ý nghĩa, vai trò, cũng như cách để rèn luyện tư duy phản biện.

Văn mẫu lớp 9: Đoạn văn nghị luận về tư duy phản biện (7 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 9 hay nhất

Để rèn luyện tư duy phản biện, cần rèn luyện kĩ năng lắng nghe, thấu hiểu, cùng đức tính tỉ mỉ.  Làm được như vậy cần đặt bản thân vào vị trí của người khác để thấu hiểu. Mời các em cùng theo dõi bài viết để ngày càng học tốt môn Văn 9. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm đoạn văn về bạo lực học đường.

Đề bài:Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trả lời câu hỏi: Làm thế nào để rèn tư duy phản biện ở mỗi người?

Mục Lục Bài Viết

  • Đoạn văn nghị luận về tư duy phản biện – Mẫu 1
  • Đoạn văn nghị luận về tư duy phản biện – Mẫu 2
  • Đoạn văn nghị luận về tư duy phản biện – Mẫu 3
  • Đoạn văn nghị luận về tư duy phản biện – Mẫu 4
  • Đoạn văn nghị luận về tư duy phản biện – Mẫu 5
  • Đoạn văn nghị luận về tư duy phản biện – Mẫu 6
  • Đoạn văn nghị luận về tư duy phản biện – Mẫu 7

Đoạn văn nghị luận về tư duy phản biện – Mẫu 1

Rèn luyện tư duy phản biện thoạt nghe có vẻ phức tạp, nhưng trên thực tế, quá trình này lại diễn ra xoay quanh hai cách thức cơ bản mang tính cốt lõi. Đầu tiên, không ngừng tò mò, đi tìm lời giải đáp cho mọi vấn đề là bước khởi đầu cần thiết cho những ai muốn rèn luyện tư duy phản biện. Nếu khi xưa Einstein cũng tin vào giả thuyết của Newton về trọng lực như đông đảo dân chúng thời bấy giờ, có lẽ ngày nay chúng ta đã không biết đến học thuyết tương đối của ông – vốn là bước ngoặt trong cách con người nhìn nhận thiên nhiên và vũ trụ. Ngoài ra, tư duy phản biện tốt cũng cần được xây dựng dựa trên sự thấu hiểu và biết lắng nghe người khác. Tư duy phản biện không phải là công cụ giúp ta chiến thắng trong mọi cuộc tranh luận, mà đó là một kĩ năng giúp ta biết cách đàm phán để dẫn đến mục tiêu cuối cùng là tìm được giải pháp cho các vấn đề. Thế nên ta cần học cách phân biệt khi nào ta đang bàn luận vì mục tiêu chung và khi nào ta đang tranh cãi vì cái tôi riêng. Lúc này, việc bình tĩnh lắng nghe ý kiến của đối phương và đặt bản thân vào vị trí của họ sẽ giúp ta hiểu hơn về những gì đối phương muốn truyền đạt, và từ đó đánh giá khách quan hơn về những lập luận của đối phương. Một khi đã nắm được hai nguyên tắc cốt lõi này thì việc rèn luyện tư duy phản biện sẽ trở nên thuận lợi với tất cả mọi người.

Đoạn văn nghị luận về tư duy phản biện – Mẫu 2

Làm sao để rèn luyện được khả năng tư duy phản biện ở mỗi người? Trước hết, để rèn được khả năng tư duy phản biện, cần phải luyện được kĩ năng lắng nghe, nhưng không phải để soi mói hay chỉ trích, mà là để đánh giá và hoàn thiện. Khi lắng nghe những quan điểm xung quanh, ta không chỉ thể hiện được sự tôn trọng và thái độ cầu thị mà thông qua quá trình này, ta sẽ hiểu được góc nhìn của những người khác, sẽ bổ sung cho vốn kiến thức và tầm nhìn của chính mình. Sau quá trình lắng nghe, cần rèn cả khả năng tái trình bày ý kiến của người khác. Đây không phải hành động mang tính quy phục, mà cao hơn, kĩ năng này bộc lộ sự khách quan và tôn trọng đối với người cùng tranh luận. Việc tái trình bày cần diễn ra với tâm thế của người ngoài cuộc, nghĩa là càng công tâm, càng rõ ràng và toàn diện trong cách trình bày càng tốt. Bởi lẽ, khi ta nhắc lại lời người khác bằng cách nói thuyết phục, ta đã chuẩn bị cho cả ta và người cùng đối thoại một nền tảng lập luận mang tính cơ sở, một tâm thế an tâm rằng sẽ không có vấn đề hiểu thiếu hoặc sai. Cuối cùng mới tới khả năng phản biện – nêu ý kiến về lập luận của người khác và trình bày ý kiến bản thân. Quá trình này đòi hỏi tính xây dựng cao cùng sự tích cực hơn là gay gắt, nóng nảy. Càng bình tĩnh, càng giữ được độ lạnh cho cái đầu, kết quả thu được sẽ càng cao, quá trình phản biện càng diễn ra thuận lợi.

Khám Phá Thêm:   Tin học 12 Bài 20: Nhóm nghề quản trị thuộc ngành Công nghệ thông tin Giải Tin 12 Kết nối tri thức trang 110, 111, 112

Đoạn văn nghị luận về tư duy phản biện – Mẫu 3

Rèn luyện tư duy phản biện mới nghe thì ai cũng nghĩ nó sẽ vô cùng phức tạp, nhưng trên thực tế, quá trình này lại diễn ra xoay quanh hai cách thức cơ bản mang tính cốt lõi. Đầu tiên, không ngừng tò mò, đi tìm lời giải đáp cho mọi vấn đề là bước khởi đầu cần thiết cho những ai muốn rèn luyện khả năng này. Nếu khi xưa Einstein cũng tin vào giả thuyết của Newton về trọng lực như đông đảo dân chúng thời bấy giờ, có lẽ ngày nay chúng ta đã không biết đến học thuyết tương đối của ông – vốn là bước ngoặt trong cách con người nhìn nhận thiên nhiên và vũ trụ. Ngoài ra, tư duy phản biện tốt cũng cần được xây dựng dựa trên sự thấu hiểu và biết lắng nghe người khác. Nó không phải là công cụ giúp ta chiến thắng trong mọi cuộc tranh luận, mà đó là một kỹ năng giúp ta biết cách đàm phán để dẫn đến mục tiêu cuối cùng là tìm được giải pháp cho các vấn đề. Thế nên ta cần học cách phân biệt khi nào ta đang bàn luận vì mục tiêu chung hay vì cái tôi riêng. Lúc này, việc bình tĩnh lắng nghe ý kiến của đối phương và đặt bản thân vào vị trí của họ sẽ giúp ta hiểu hơn về những gì đối phương muốn truyền đạt, và từ đó đánh giá khách quan hơn về những lập luận của đối phương. Một khi đã nắm được hai nguyên tắc cốt lõi này thì việc rèn luyện tư duy phản biện sẽ trở nên thuận lợi với tất cả mọi người.

Đoạn văn nghị luận về tư duy phản biện – Mẫu 4

Làm thế nào để rèn luyện được tư duy phản biện vẫn còn là một câu hỏi lớn. Trước hết, mỗi người cần tập cho mình thói quen đặt câu hỏi. Nghĩa là đối với những việc đã làm, ta cần biết thắc mắc – đồng nghĩa với việc nghĩ sâu hơn, dự đoán và chuẩn bị cho mình trước những tình huống hay bất trắc có thể xảy ra. Nhưng để trả lời cho những câu hỏi mình tự mình đặt ra thì cần phải có kiến thức, thông tin về nhiều lĩnh vực. Có được chiếc chìa khóa tri thức, ta mới có cơ hội mở được những cánh cửa lớn hơn. Nhưng quan trọng nhất là phải rèn luyện cho bản thân mình góc nhìn khách quan. Trước những vấn đề, con người có xu hướng đánh giá, nhìn nhận theo qua lăng kính chủ quan mà khó lòng nhìn nhận góc nhìn, ý kiến của người khác. Không nên vội vàng đưa ra quyết định, hãy suy nghĩ để biến quyết định của bản thân thành những quyết định sáng suốt nhất. Hãy mạnh dạn bày tỏ chính kiến cùng lập luận để bảo vệ chính kiến của mình. “Mọi thứ đều khó trước khi dễ” (Goethe), mọi thứ mới mẻ đều là khó khăn, nhưng phải biết chấp nhận nó như một thử thách thú vị nhất!

Khám Phá Thêm:   Giáo án Hoạt động trải nghiệm 1 sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn HĐTN lớp 1 (Bộ A + B)

Đoạn văn nghị luận về tư duy phản biện – Mẫu 5

Đôi khi sự lựa chọn không hề dễ dàng chút nào, nó khiến bạn phải căng não suy nghĩ. Nhưng thật may mắn! Có một kỹ thuật tư duy đặc biệt có thể giúp bạn thay đổi điều này. Đó chính là tư duy phản biện. Là cách mà bạn trải qua các bước tổng hợp và đưa ra các giả thuyết, dùng sự phân tích logic, so sánh và lập luận nhằm khẳng định giả thuyết đó là đúng hay sai, bạn chọn giải pháp nào, cách khắc phục ra sao. Tất nhiên, một người tranh cãi giỏi chưa hẳn là một người phản biện tốt. Có được tư duy phản biện không đảm bảo chắc chắn cho sự thành công trong cuộc đời của bạn. Song nó cho thấy bạn là một người có chính kiến, biết bảo vệ quan điểm của mình, bạn không hề ngây thơ và dễ bị lừa lọc. Vậy tư duy phản biện có quan trọng không? Có cần thiết không? Câu trả lời chắc chắn là CÓ! Vậy thì làm thế nào để rèn tư duy phản biện ở mỗi người? Việc đầu tiên bạn cần làm chính là thu thập thông tin, vì đây là tiền đề quan trọng cho những lập luận của bạn sau này. Tiếp theo là sử dụng tư duy logic để sắp xếp, phân loại và xâu chuỗi chúng thành một mạch có liên kết rõ ràng. Sau đó là tạo thói quen dùng trực giác của mình để tìm hiểu những điều cần nghi vấn trong các thông tin nhận được. Và mỗi sự vật sự việc nào cũng chứa đựng nhiều mặt khác nhau nên việc cuối cùng bạn cần lưu ý là điều chỉnh góc nhìn của bạn bằng việc so sánh với quan điểm của người khác. Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của mọi người là một trong những cách thức giải quyết vấn đề toàn diện nhất. Đó là những gì mà chúng ta cần để trả lời câu hỏi làm thế nào để rèn tư duy phản biện ở mỗi người? Đặc biệt đây là kỹ năng mà khi còn ngồi trên ghế nhà trường, học sinh tuy ít được hướng dẫn nhưng lại cần phải có trong hành trang vào đời.

Khám Phá Thêm:   Văn mẫu lớp 11: Phân tích bài thơ Tình ca ban mai Tình ca ban mai của Chế Lan Viên

Đoạn văn nghị luận về tư duy phản biện – Mẫu 6

Tư duy phản biện là một kĩ năng rất quan trọng của mỗi con người để có được sự thành công. Nhưng không phải ai cũng có được cho mình tư duy phản biện tốt. Vậy phải làm sao để rèn luyện được khả năng tư duy phản biện ở mỗi người? Trước hết, để rèn được khả năng tư duy phản biện, cần phải luyện được kĩ năng lắng nghe để đánh giá và hoàn thiện. Bạn chỉ có thể phản biện được nếu bạn hiểu được bản chất của vấn đề. Không ngừng tò mò, đi tìm lời giải đáp cho mọi vấn đề là bước quan trọng để hình thành được tư duy phản biện. Ta cần phải có kiến thức, thông tin về nhiều lĩnh vực. Có được chiếc chìa khóa tri thức, ta mới có cơ hội mở được những cánh cửa lớn hơn. Nhưng quan trọng nhất là phải rèn luyện cho bản thân mình góc nhìn khách quan. Cuối cùng mới tới khả năng phản biện – nêu ý kiến về lập luận của người khác và trình bày ý kiến bản thân. Quá trình này đòi hỏi tính xây dựng cao cùng sự tích cực và cố gắng. Càng bình tĩnh, càng giữ được độ lạnh cho cái đầu, kết quả thu được sẽ càng cao, quá trình phản biện càng tốt.

Đoạn văn nghị luận về tư duy phản biện – Mẫu 7

Văn hoá phản biện là một trong những chìa khoá giúp xã hội phát triển, là người bạn đồng hành vô hình mang tri thức loài người tiến những bước xa, vì vậy việc rèn luyện tư duy phản biện là vô cùng cần thiết đối với mỗi người. Nó bao gồm một quá trình dài từ thu thập dữ liệu, phân tích, lập luận, đánh giá, rồi đi đến kết luận cuối cùng. Tuy nhiên, việc đầu tiên cần có để rèn luyện tư duy phản biện chính là thái độ không chấp nhận ngay lập tức một vấn đề, dù nó có vẻ hấp dẫn và dễ tin đến đâu. Tư duy phản biện không phải sinh ra đã có, nó cần được rèn luyện bài bản và lâu dài, mỗi người cần quan sát tỉ mỉ, thường xuyên đặt nhiều câu hỏi giả định khi đối mặt với vấn đề, đánh giá sự việc một cách khách quan, từ đó đưa ra giải đáp qua các bằng chứng thực tế. Đồng thời, để rèn luyện tư duy phản biện, mỗi người cần rèn cho mình đức tính tỉ mỉ, rõ ràng, không sợ khác biệt với mọi người, không ngại nói lên suy nghĩ của mình với xã hội. Đừng làm chú cừu nhút nhát trốn trong bóng tối, hãy cầm khiên và giáo lên bước ra ánh sáng để làm thế giới ngày một trở nên tốt đẹp hơn.

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Văn mẫu lớp 9: Đoạn văn nghị luận về tư duy phản biện (7 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 9 hay nhất tại thcshuynhphuoc-np.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

Từ Khoá Liên Quan:

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn

Bài Viết Liên Quan

Nghị luận về sự cần thiết của việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp Tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng giao tiếp
Nghị luận về sự cần thiết của việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp Tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng giao tiếp
Phân tích truyện Con chó xấu xí của Kim Lân Viết văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm truyện
Phân tích truyện Con chó xấu xí của Kim Lân Viết văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm truyện
Viết đoạn văn khoảng 200 chữ phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng Những bài văn hay lớp 10
Viết đoạn văn khoảng 200 chữ phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng Những bài văn hay lớp 10
Previous Post: « Mùng 1 Tết 2023 ăn gì cho may mắn?
Next Post: Tiếng Anh 10 Unit 5: Speaking Soạn Anh 10 trang 56 sách Kết nối tri thức với cuộc sống »

Primary Sidebar

Công Cụ Hôm Nay

  • Thời Tiết Hôm Nay
  • Tử Vi Hôm Nay
  • Lịch Âm Hôm Nay
  • Lịch Thi Đấu Bóng Đá Hôm Nay
  • Giá Vàng Hôm Nay
  • Tỷ Giá Ngoaị Tệ Hôm Nay
  • Giá Xăng Hôm Nay
  • Giá Cà Phê Hôm Nay

Công Cụ Online

  • Photoshop Online
  • Casio Online
  • Tính Phần Trăm (%) Online
  • Giải Phương Trình Online
  • Ghép Ảnh Online
  • Vẽ Tranh Online
  • Làm Nét Ảnh Online
  • Chỉnh Sửa Ảnh Online
  • Upload Ảnh Online
  • Paint Online
  • Tạo Meme Online
  • Chèn Logo Vào Ảnh Online

Bài viết mới

  • Tiểu sử và Sự Nghiệp Của Ryan Sessegnon: Tài Năng Trẻ Đáng Chú Ý Trong Bóng Đá Anh
  • Phil Foden – Ngôi sao trẻ đầy triển vọng của bóng đá Anh
  • Các cầu thủ nổi tiếng bị rơi vào vòng lao lý
  • Ý Nghĩa Số Áo 14 Trong Bóng Đá
  • Nghị luận về sự cần thiết của việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp Tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng giao tiếp
  • Phân tích truyện Con chó xấu xí của Kim Lân Viết văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm truyện
  • Viết đoạn văn khoảng 200 chữ phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng Những bài văn hay lớp 10
  • Nghị luận về lối sống phông bạt của giới trẻ hiện nay Viết bài văn nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống
  • Phân tích đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện Con chó xấu xí Những bài văn hay lớp 11
  • Viết bài văn kể lại một câu chuyện về trí thông minh hoặc khả năng tìm tòi, sáng tạo của con người Kể lại một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe lớp 4 KNTT

Copyright © 2025 · Thcshuynhphuoc-np.edu.vn - Thông Tin Kiến Thức Bổ Ích