Thcshuynhphuoc-np.edu.vn - Thông Tin Kiến Thức Bổ Ích

Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Cảm nhận Bài thơ về tiểu đội xe không kính (3 mẫu) Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật

Tháng 3 19, 2024 by Thcshuynhphuoc-np.edu.vn

Bạn đang xem bài viết Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Cảm nhận Bài thơ về tiểu đội xe không kính (3 mẫu) Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật tại thcshuynhphuoc-np.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Cảm nhận Bài thơ về tiểu đội xe không kính gồm 3 mẫu chi tiết, đầy đủ những ý quan trọng, giúp các em học sinh lớp 9 thấy rõ những vất vả, hiểm nguy mà những người lính lái xe phải vượt qua.

Sau khi lập xong dàn ý, các em dễ dàng triển khai thành bài văn hoàn chỉnh với đầy đủ những ý quan trọng. Qua đó, cho chúng ta thấy được hình ảnh người chiến sỹ trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước vừa kiên cường, vừa hiên ngang. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của thcshuynhphuoc-np.edu.vn:

Mục Lục Bài Viết

  • Dàn ý Cảm nhận Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 1
  • Dàn ý Cảm nhận Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 2
  • Dàn ý Cảm nhận Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 3

Dàn ý Cảm nhận Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 1

I. Mở bài

  • Giới thiệu sơ lược về tác giả Phạm Tiến Duật: Phạm Tiến Duật (1941 – 2007) là nhà thơ lớn, có nhiều sáng tác, trưởng thành trong đội ngũ các nhà thơ thời kháng chiến chống Mĩ.
  • Giới thiệu khái quát về đối tượng cảm nhận văn học: Bài thơ về tiểu đội xe không kính được sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mĩ, ca ngợi tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, chiến đấu vì miền Nam ruột thịt của các chiến sĩ lái xe Trường Sơn.

II. Thân bài

a. Khái quát hoàn cảnh sáng tác bài thơ:

  • Bài thơ được sáng tác trong thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra rất gay go, ác liệt. Từ khắp các giảng đường đại học, hàng ngàn sinh viên đã gác bút nghiên để lên đường đánh giặc.
  • Phạm Tiến Duật đã ghi lại những hình ảnh tiêu biểu của nơi khói lửa Trường Sơn trong đó có những đoàn xe vận tải vượt qua mưa bom bão đạn của kẻ thù để ra trận.
  • Cảm hứng từ những chiếc xe không kính đã làm nền để nhà thơ chiến sĩ khắc hoạ thành công chân dung người chiến sĩ lái xe.

b. Cảm nhận về hình ảnh những chiếc xe không kính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính:

– Hình ảnh những chiếc xe không kính được tác giả miêu tả trần trụi, chân thực:

Không có kính không phải vì xe không có kính,
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi.

  • Đó là những chiếc xe vận tải chở hàng hóa, đạn dược ra mặt trận, bị máy bay Mĩ bắn phá, kính xe vỡ hết.
  • Động từ “giật”, “rung” cùng với từ “bom” được nhấn mạnh hai lần càng làm tăng sự khốc liệt của chiến tranh
  • Hai câu thơ đã giải thích nguyên nhân những chiếc xe lại không có kính, qua đó phản ánh mức độ khốc liệt của chiến tranh.
Khám Phá Thêm:   Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023 - 2024 Ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 9

b. Cảm nhận về hình ảnh người lính lái xe trong Bài thơ tiểu đội xe không kính:

– Tư thế hiên ngang, tự tin hiếm có:

Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

  • Tính từ ung dung nhấn mạnh tư thế chủ động, coi thường mọi khó khăn, nguy hiểm của các chiến sĩ lái xe.
  • Điệp từ “nhìn”: khí phách kiên cường, như thách đố với khó khăn.

– Thái độ, tinh thần lạc quan, bông đùa với những khó khăn:

  • Bụi phun vào tóc, vào mặt là một trò gây cười, mưa ướt áo cứ đi tiếp vì gió lùa áo khô nhanh thôi, xe không kính cũng có cái hay đó là tầm nhìn rộng hơn, thấy được con đường “chạy thẳng vào tim”, thấy sao trời gần hơn “ùa vào buồng lái”.
  • Những khó khăn gian khổ như tăng lên gấp bội vì xe không có kính nhưng không làm giảm ý chí và quyết tâm của các chiến sĩ lái xe.
  • Điệp từ “ừ thì”: như một cái tặc lưỡi, chép miệng đồng thuận, coi mọi khó khăn là chuyện nhỏ.
  • Thái độ lạc quan, yêu đời, tự tin có chút bướng bỉnh, ngang ngạnh; hình ảnh người lính lái xe hiện lên vừa đáng yêu vừa đáng nể.

– Tình đồng đội thắm thiết, thiêng liêng là sợi dây vô hình nối kết mọi người trong hoàn cảnh hiểm nguy, kề cận cái chết:

  • Tiểu đội xe là “Những chiếc xe từ trong bom rơi” gặp nhau.
  • Tình đồng đội: những cái bắt tay qua “cửa kính vỡ rồi”, là dựng bếp lửa giữa trời, cùng ăn cùng ca hát, cùng mắc võng ngủ trong rừng.
  • Từ trong khó khăn, người lính từ mọi miền xa lạ trở thành “gia đình” của nhau.

– Niềm tin vào chiến thắng:

  • Điệp từ “lại đi”, lí do “vì miền Nam phía trước” : Không gì ngăn cản được các anh đến chi viện cho chiến trường miền Nam.
  • Hình ảnh ẩn dụ “trời xanh thêm” và hoán dụ “trong xe có một trái tim”: tình yêu thương dành cho miền Nam, cho Tổ quốc, là niềm tin và chiến thắng, vào tự do.
  • Hình ảnh “trái tim” là một hoán dụ nghệ thuật đẹp đẽ và đầy sáng tạo, khẳng định phẩm chất cao quý của các chiến sĩ lái xe trên đường ra tiền tuyến lớn.
  • Tất cả cùng chung lí tưởng chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và tin tưởng vào tương lai tươi sáng đang tới rất gần.

c. Đánh giá đặc sắc nghệ thuật:

  • Kết hợp thể thơ bảy chữ và tám chữ
  • Sử dụng các biện pháp tu từ như điệp ngữ, hoán dụ…
  • Sáng tạo được những hình ảnh độc đáo có chất liệu hiện thực sinh động
  • Ngôn ngữ và giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khỏe khoắn.

III. Kết bài

  • Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
  • Liên hệ việc giáo dục phát huy tinh thần chiến đấu cho thế hệ trẻ hiện nay.

Dàn ý Cảm nhận Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 2

1. Mở bài

– Tác giả: Phạm Tiến Duật

  • Quê ở Thanh Ba, Phú Thọ, từng tốt nghiệp khoa Ngữ Văn, đại học Sư phạm Hà Nội;
  • Năm 1964, ông gia nhập quân đội, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn
  • Ông là gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước; giọng thơ rất sôi nổi của tuổi trẻ vừa có cả sự ngang tàn tinh nghịch nhưng lại vô cùng sâu sắc.
  • Phạm Tiến Duật có nhiều tác phẩm nổi tiếng, trong đó có “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.
Khám Phá Thêm:   Văn mẫu lớp 12: Tổng hợp kết bài về bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm (59 mẫu) Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

– Tác phẩm: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”

  • “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được sáng tác năm 1969 thuộc chùm thơ được tặng giải Nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1969 được, in trong tập thơ “Vầng trăng quầng lửa”.
  • Bài thơ khắc họa nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính qua đó làm nổi bật hình ảnh những người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

2. Thân bài

Hình ảnh những chiếc xe không kính:

  • Trần trụi, chân thực, những chiếc xe vận chuyển đạn dược, lương thực dọc đường Trường Sơn, chịu mưa bom, bão đạn nên vỡ hết kính
  • Động từ mạnh “giật”, “rung” cùng sự lặp lại hai từ “bom” như khắc họa rõ nét hơn sự khốc liệt mà chiến tranh mang lại

=> Nguyên nhân những chiếc xe trở thành không kính là bởi chiến tranh tàn khốc.

Hình tượng người lính lái xe

  • Hiên ngang, ung dung trước bom đạn, hiểm nguy
  • “ung dung”: tư thế tự do, tự tại, hiên ngang, không sợ chết -> đặt đầu câu như nhấn mạnh hơn nữa vẻ đẹp của người lính cụ Hồ
  • Đó là những phẩm chất tốt đẹp: dũng cảm, không ngại khó, ngại khổ, không chùn chân trước bom đạn kẻ thù -> họ làm chủ chiếc xe không kính của mình.
  • “Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng” -> ánh nhìn chính trực, nhưng cũng đầy quyết tâm, vượt qua mọi khó khăn, thiếu thốn về vật chất.

Những chiếc xe không kính mang lại nhiều khó khăn, nhưng người lính lái xe vẫn luôn lạc quan:

  • Khó khăn, khốc liệt của chiến trận tăng lên gốc bội: gió “xoa mắt đắng”, “đột ngột cánh chim”,… => dù có nhiều nguy hiểm khi lái những chiếc xe không kính nhưng người lính cũng không nề hà gì
  • Người lính đã dần quen với gian khổ: “bụi phun tóc trắng như người già”, “mưa tuôn mưa xối như ngoài trời”=> nắng, mưa, bão, táp dường như đã thành thói quen và một phần hành trình chiến đấu của họ -> chịu khó, chịu khổ, dẫu gian nan vẫn không ngừng tiến về phía trước.
  • Giọng nói mạnh mẽ, ngang tàng “…ừ thì có bụi” -> cứng cỏi, cứng rắn đối mặt với khó khăn, biến khó khăn trở thành điều thú vị

=> Những khó khăn đó không thể làm nhụt chí chiến đấu của người lính, ngược lại khiến họ thêm phần bản lĩnh, rắn rỏi hơn bao giờ hết.

Tinh thần tươi vui, sôi nổi, hóm hỉnh, tình đồng chí thân thiết

  • “Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc/ Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” => họ tếu táo, lạc quan, lấy khó khăn làm niềm vui, tự biết cách thư giãn “phì phèo châm điếu thuốc”, “cười ha ha”
  • Tình đồng chí như sợi dây gắn kết họ lại với nhau, thắp lên niềm tin chiến thắng, luôn mạnh mẽ đứng lên tiến về phía trước “đã về đây họp thành tiểu đội”, “bắt tay qua cửa kính giữa trời” => sự gắn kết, cùng nhau chiến đấu.
  • Điệp từ “lại đi” tạo nhịp điệu câu thơ, như lời cổ vũ tinh thần đồng thời là lời khẳng định, đoàn xe sẽ tiếp tục đi
Khám Phá Thêm:   Văn mẫu lớp 12: Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh (Sơ đồ tư duy) Dàn ý & 22 bài phân tích Sóng

Ý chí chiến đấu mạnh mẽ, quyết tâm tiến về miền Nam, thống nhất đất nước

  • Ý chí chiến đấu sắt đá của người lính
  • Điệp từ “không có” vừa gia tăng sự khốc liệt của chiến tranh
  • Hình ảnh đối lập “có một trái tim” => chỉ cần trái tim yêu nước này còn đập thì xe vẫn sẽ chạy, đoàn xe cứ thế nối đuôi nhau, tất cả là vì miền Nam yêu dấu.

Đặc sắc nghệ thuật:

  • Chất liệu thơ hiện thực sinh động.
  • Ngôn ngữ và giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khỏe khoắn.
  • Biện pháp tu từ “điệp từ” nhấn mạnh ý chí chiến đấu
  • Nhịp thơ linh hoạt, mạnh mẽ

3. Kết bài

  • Nét đẹp, duyên dáng, giàu sức gợi trong thơ của Phạm Tiến Duật
  • Gợi nên bài học cho đoàn viên, thanh niên hiện nay về tình thần yêu nước, dũng cảm, quyết tâm chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc; dù sống trong gian khổ vẫn luôn lạc quan, yêu đời.

Dàn ý Cảm nhận Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 3

1. Mở bài

  • Giới thiệu khái quát về tác giả Phạm Tiến Duật và tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.

2. Thân bài

– Cảm nhận về chất thơ trong bài thơ

  • Chất thơ ở nhan đề bài thơ với chữ “bài thơ” khẳng định đây là một bài thơ thực sự
  • Chất thơ từ sự lạc quan yêu đời của người lính lái xe

– Cảm nhận về hình ảnh những chiếc xe không kính

  • Là những chiếc xe có thực, phản ánh sự thật về chiến tranh tàn khốc
  • Là những chiếc xe thiếu thốn vô số thứ: Không kính, không đèn, không mui, thùng xe xước.
  • Dù thiếu thốn và hỏng hóc nhưng những chiếc xe vẫn băng băng trên đường Trường Sơn, hoàn thành nhiệm vụ.

– Cảm nhận về hình ảnh người lính lái xe

  • Người lính lái xe vô cùng dũng cảm, hiên ngang, dù lái chiếc xe thiếu thốn đủ thứ nhưng không hề lo sợ
  • Những người lính lạc quan yêu đời, không hề nao núng trước nghịch cảnh
  • Những người lính bất chấp mọi khó khăn, đoàn kết cùng nhau, chia sẻ với nhau như một gia đình
  • Khí thế hừng hực quyết tâm vì miền Nam phía trước, vì độc lập thống nhất dân tộc

3. Kết bài

  • Khẳng định giá trị bài thơ.

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Cảm nhận Bài thơ về tiểu đội xe không kính (3 mẫu) Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật tại thcshuynhphuoc-np.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

Từ Khoá Liên Quan:

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn

Bài Viết Liên Quan

Nghị luận về sự cần thiết của việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp Tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng giao tiếp
Nghị luận về sự cần thiết của việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp Tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng giao tiếp
Phân tích truyện Con chó xấu xí của Kim Lân Viết văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm truyện
Phân tích truyện Con chó xấu xí của Kim Lân Viết văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm truyện
Viết đoạn văn khoảng 200 chữ phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng Những bài văn hay lớp 10
Viết đoạn văn khoảng 200 chữ phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng Những bài văn hay lớp 10
Previous Post: « Bộ đề thi học kì 2 môn Toán 8 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 5 Đề thi cuối kì 2 Toán 8 (Có ma trận, đáp án)
Next Post: Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Nghị luận Hiện tượng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm Nghị luận về ý thức đội mũ bảo hiểm tham gia giao thông »

Primary Sidebar

Công Cụ Hôm Nay

  • Thời Tiết Hôm Nay
  • Tử Vi Hôm Nay
  • Lịch Âm Hôm Nay
  • Lịch Thi Đấu Bóng Đá Hôm Nay
  • Giá Vàng Hôm Nay
  • Tỷ Giá Ngoaị Tệ Hôm Nay
  • Giá Xăng Hôm Nay
  • Giá Cà Phê Hôm Nay

Công Cụ Online

  • Photoshop Online
  • Casio Online
  • Tính Phần Trăm (%) Online
  • Giải Phương Trình Online
  • Ghép Ảnh Online
  • Vẽ Tranh Online
  • Làm Nét Ảnh Online
  • Chỉnh Sửa Ảnh Online
  • Upload Ảnh Online
  • Paint Online
  • Tạo Meme Online
  • Chèn Logo Vào Ảnh Online

Bài viết mới

  • Tiểu sử và Sự Nghiệp Của Ryan Sessegnon: Tài Năng Trẻ Đáng Chú Ý Trong Bóng Đá Anh
  • Phil Foden – Ngôi sao trẻ đầy triển vọng của bóng đá Anh
  • Các cầu thủ nổi tiếng bị rơi vào vòng lao lý
  • Ý Nghĩa Số Áo 14 Trong Bóng Đá
  • Nghị luận về sự cần thiết của việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp Tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng giao tiếp
  • Phân tích truyện Con chó xấu xí của Kim Lân Viết văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm truyện
  • Viết đoạn văn khoảng 200 chữ phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng Những bài văn hay lớp 10
  • Nghị luận về lối sống phông bạt của giới trẻ hiện nay Viết bài văn nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống
  • Phân tích đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện Con chó xấu xí Những bài văn hay lớp 11
  • Viết bài văn kể lại một câu chuyện về trí thông minh hoặc khả năng tìm tòi, sáng tạo của con người Kể lại một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe lớp 4 KNTT

Copyright © 2025 · Thcshuynhphuoc-np.edu.vn - Thông Tin Kiến Thức Bổ Ích