Thcshuynhphuoc-np.edu.vn - Thông Tin Kiến Thức Bổ Ích

Văn mẫu lớp 6: Tóm tắt truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh 9 mẫu tóm tắt truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh

Tháng 8 21, 2023 by Thcshuynhphuoc-np.edu.vn

Bạn đang xem bài viết Văn mẫu lớp 6: Tóm tắt truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh 9 mẫu tóm tắt truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh tại thcshuynhphuoc-np.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh là một câu chuyện kể về hai vị thần Sơn Tinh và Thủy Tinh, hai người có tính cách và sức mạnh hoàn toàn đối lập nhau. Sơn Tinh là vị thần đại diện cho lòng trung thành, mạnh mẽ và sự trì trệ của núi non, trong khi Thủy Tinh biểu trưng cho sự không ổn định, thay đổi và khả năng làm hỏng những gì gặp phải. Vì những sự khác biệt này, hai vị thần đã trở thành kẻ thù không đội trời chung. Tuy nhiên, từ truyền thuyết này, chúng ta cũng được học được rất nhiều về tình bạn, tình yêu và tình người. Câu chuyện tiếp tục trở thành một biểu tượng văn hóa vĩ đại của dân tộc Việt Nam, mang ý nghĩa sâu sắc về lòng trung thành và sự kiên nhẫn trong cuộc sống. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh trong bài viết sau đây.

Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh đã rất gần gũi và quen thuộc. Trong chương trình Ngữ văn lớp 6 học sinh sẽ được tìm hiểu về truyền thuyết này.

Văn mẫu lớp 6: Tóm tắt truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh 9 mẫu tóm tắt truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh
Tóm tắt truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh

thcshuynhphuoc-np.edu.vn sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 6: Tóm tắt truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh, bao gồm 9 mẫu tóm tắt, giúp học sinh nắm được nội dung chính của truyền thuyết. Mời tham khảo ngay sau đây.

Mục Lục Bài Viết

  • Tóm tắt truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh – Mẫu 1
  • Tóm tắt truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh – Mẫu 2
  • Tóm tắt truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh – Mẫu 3
  • Tóm tắt truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh – Mẫu 4
  • Tóm tắt truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh – Mẫu 5
  • Tóm tắt truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh – Mẫu 6
  • Tóm tắt truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh – Mẫu 7
  • Tóm tắt truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh – Mẫu 8
  • Tóm tắt truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh – Mẫu 9

Tóm tắt truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh – Mẫu 1

Vào đời Hùng Vương thứ mười tám, nhà vua có một người con xinh đẹp, thùy mị. Tên của nàng là Mị Nương. Vua hết mực yêu thương nên muốn kén cho con người chồng xứng đáng. Một hôm, có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người là Sơn Tinh, chúa tể vùng non cao. Một người là Thủy Tinh, chúa vùng nước thẳm. Hai người đều ngang sức ngang tài, khiến nhà vua không biết chọn ai. Sau khi bàn với các chư hầu, vua đưa ra điều kiện ngày mai ai mang lễ vật đến trước sẽ lấy được Mị Nương làm vợ. Lễ vật gồm có một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà gà chín cựa ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi. Hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến trước, được rước Mị Nương về làm vợ. Thủy Tinh đến sau, không lấy được Mị Nương đùng đùng nổi giận, dâng nước đánh Sơn Tinh. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời. Cuối cùng, sức Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã cạn kiệt, thần nước đành rút quân. Kể từ đó, oán nặng thù sâu, hằng năm, Thủy Tinh đều dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng lần nào, Thần Nước cũng thua trận.

Tóm tắt truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh – Mẫu 2

Vua Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái. Tên của nàng là Mị Nương, vốn tính thùy mị nết na lại xinh đẹp tuyệt trần. Nhà vua hết mực yêu thương nên muốn kén cho con một người chồng xứng đáng. Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người là Sơn Tinh, chùa vùng non cao. Người còn lại là Thủy Tinh, chúa vùng nước thẳm. Cả hai đều tài giỏi khiến nhà vua cảm thấy khó xử, liền cho gọi các chư hầu vào bàn bạc. Xong, vua phán rằng ngày mai, ai đem lễ vật đến trước sẽ được lấy Mị Nương. Lễ vật gồm có một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà gà chín cựa ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi. Hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến trước, lấy được Mị Nương. Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ liền nổi giận. Thần Nước dẫn theo quân đuổi theo, đòi cướp Mị Nương. Hai bên đánh nhau suốt mấy tháng trời. Cuối cùng, Sơn Tinh vẫn vững vàng, mà Thủy Tinh đã kiệt sức. Thần Nước đành rút quân. Hằng năm, Thủy Tinh vẫn làm mưa gió, bão lụt dâng đánh Sơn Tinh. Nhưng lần nào, Thần Nước cũng bại trận.

Khám Phá Thêm:   Tập làm văn lớp 4: Tả đồ vật trong gia đình mà em thích nhất (19 mẫu) Bài văn tả đồ vật lớp 4

Tóm tắt truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh – Mẫu 3

Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương. Người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua Hùng muốn kén cho nàng một người chồng xứng đáng. Đến cầu hôn có hai vị thần ngang tài ngang sức. Một người là Sơn Tinh – chúa vùng non cao. Một người là Thuỷ Tinh – chúa vùng nước thẳm. Để lựa chọn được chàng rể xứng đáng, Vua Hùng bèn đặt ra điều kiện: “Ngày mai ai mang lễ vật gồm một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi đến trước thì ta sẽ gả con gái cho”. Tờ mờ sáng hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến trước, cưới được Mị Nương. Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa gọi gió, dâng nước sông lên cuồn cuộn làm cho thành Phong Châu ngập chìm trong nước. Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, đắp thành dựng luỹ, ngăn chặn dòng lũ. Hai bên đánh nhau kịch liệt. Cuối cùng Thuỷ Tinh đuối sức phải chịu thua. Từ đó, oán nặng thù sâu, hàng năm Thủy Tinh vẫn làm dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng năm nào cũng mang thất bại trở về.

Tóm tắt truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh – Mẫu 4

Hùng Vương thứ mười tám có có một người con gái xinh đẹp tên là Mị Nương. Vua muốn kén cho nàng một chàng rể thật xứng đáng. Trong vùng có hai chàng trai đến cầu hôn, một người là Sơn Tinh – chúa vùng núi cao, một người là Thủy Tinh – chúa miền biển. Cả hai đều tài giỏi nên vua không biết chọn ai bèn hạ lệnh rằng nếu hôm sau ai đem lễ vật đến trước sẽ được rước Mị Nương về. Lễ vật gồm có một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi. Hôm sau, Sơn Tinh đem lễ vật đến trước, rước được Mị Nương về. Thủy Tinh đến sau, nổi giận đùng đùng đuổi đánh để cướp Mị Nương. Thủy Tinh hô mưa gọi gió, dâng nước lên cao, Sơn Tinh không nao núng mà bốc từng quả núi chặn lũ. Đánh ròng rã mấy tháng, sức của Thủy Tinh đã đuối nên đành chịu thua. Nhưng vì thù hận không thể quên, hằng năm Thủy Tinh vẫn dâng nước lũ đánh Sơn Tinh, nhưng lần nào cũng thua trận.

Tóm tắt truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh – Mẫu 5

Vua Hùng Vương thứ mười tám có một nàng công chúa tên là Mị Nương. Nàng đẹp như hoa như phấn, tính tình hiền dịu nết na. Khi Mị Nương đến tuổi lấy chồng, vua Hùng muốn kén một chàng rể thật tài giỏi, nhưng mãi chưa có một ai xứng đáng với con gái của mình. Một hôm nọ, đến cầu hôn công chúa có hai vị thần, cả hai đều ngang tài, ngang sức với nhau, và đều xứng đáng để trở thành con rể của vua Hùng. Một người tên là Sơn Tinh là chúa của vùng rừng núi cao, thần có thể dời non lấp bể, dựng núi xây đồi. Còn người thứ hai tên là Thủy tinh là chúa vùng biển cả, thần có khả năng hô mưa gọi gió, dâng nước…Vua Hùng không biết chọn ai, ngẫm nghĩ một hồi lâu, vua bèn ra điều kiện: “Ngày mai ai mang lễ vật gồm có một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi đến trước thì ta sẽ gả con gái cho”. Sáng hôm sau, Sơn Tinh đã mang lễ vật đến và cưới được Mị Nương, thần đưa nàng về núi cao. Còn Thủy Tinh đến sau, nên không cưới được công chúa, tức giận bèn hô mưa, gọi gió, tạo ra giông bão, dâng nước lên cao để nhấn chìm Sơn Tinh, cướp lại Mị Nương. Lúc đó, cả một vùng Phong Châu như chìm trong biển nước. Nhưng Sơn Tinh không hề sợ sệt, thần dùng phép dời núi, bốc đồi và đắp thành lũy để ngăn chặn dòng lũ đang dâng cao. Hai bên đánh nhau suốt ngày đêm. Vùng núi Tản Viên, Sông Đà lúc đó như trở thành một chiến trường khốc liệt, cây cối đất đá đổ vỡ khắp nơi, xác các sinh vật biển chết thả đầy sông. Cuối cùng Thủy Tinh không đánh lại được đành chịu thua. Kể từ đó, oán hận thù sâu, hằng năm, Thủy Tinh lại đánh Sơn Tinh, nhưng luôn bị đánh bại.

Khám Phá Thêm:   Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 10 sách Chân trời sáng tạo Ôn tập giữa kì 1 môn Lịch sử 10

Tóm tắt truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh – Mẫu 6

Vua Hùng thứ mười tám có một người con gái xinh đẹp tuyệt trần, tên là Mị Nương. Vua rất thương con và muốn tìm cho nàng một người chồng xứng đáng. Tiếng tăm về người con gái đẹp người đẹp nết vang xa tới tận núi Tản Viên, Sơn Tinh – vị thần của núi và đất sinh sống. Một buổi sáng, Sơn Tinh quyết định cưỡi hổ trắng oai phong lẫm liệt đến cầu hôn Mị Nương. Cũng ngày hôm đó, một chàng trai cưỡi rồng nước uy nghi to lớn, tự xưng là Thuỷ Tinh cũng đến cầu hôn Mị Nương. Ai cũng tài giỏi khiến nhà vua rất băn khoăn, cho gọi các chư hầu vào bàn bạc. Cuối cùng, vua yêu cầu cả hai chuẩn sính lễ, ai mang đến trước sẽ được cưới Mị Nương. Sính lễ gồm có một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao. Sáng hôm sau, Sơn Tinh đem lễ vật đến, lấy được Mị Nương. Còn Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ liền đùng đùng nổi giận, sai đoàn thuỷ quái đánh đuổi Sơn Tinh. Hai bên giao chiến suốt mấy tháng, cuối cùng Thủy Tinh thua trận.

Tóm tắt truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh – Mẫu 7

Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa tình nết hiền dịu. Nhà vua hết mực thương yêu nàng và muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng. Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người là chúa vùng non cao, người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người là vua vùng nước thẳm, người ta gọi chàng là Thủy Tinh. Vua Hùng đưa ra điều kiện ngày mai ai mang lễ vật đến trước sẽ lấy được Mị Nương làm vợ, lễ vật gồm có một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà gà chín cựa ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi. Hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến trước được rước Mị Nương về núi. Thủy Tinh đến sau, không lấy được Mị Nương đùng đùng nổi giận, dâng nước đánh Sơn Tinh. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã cạn kiệt, thần nước đành rút quân. Hằng năm, Thủy Tinh đều dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thất bại.

Tóm tắt truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh – Mẫu 8

Vua Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương. Vua hết mực yêu thương nên muốn kén cho nàng một người chồng xứng đáng. Một hôm, có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người là Sơn Tinh, một người là Thủy Tinh. Cả hai đều tài năng khiến vua Hùng không biết lựa chọn, bèn nghĩ ra yêu cầu ai mang sính lễ đến trước sẽ lấy được Mị Nương. Sính lễ gồm một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà gà chín cựa ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi. Sơn Tinh mang lễ vật đến trước rước Mị Nương về núi. Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ nên nổi giận dâng nước đánh Sơn Tinh để cướp Mị Nương về. Thủy Tinh hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời. Nước ngập khắp các đồng ruộng nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi sườn núi, thành Phong Châu nổi lềnh bềnh trên một biển nước. Sơn Tinh bốc từng quả đồi dời từng dãy núi, ngăn chặn dòng nước lũ. Thủy Tinh sức lực đã kiệt, phải rút quân. Từ đó, hàng năm, Thủy Tinh đều dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng Thủy Tinh đều bị thua trận.

Tóm tắt truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh – Mẫu 9

Vào đời Hùng Vương thứ mười tám, nhà vua có một người con gái xinh đẹp, thùy mị. Tên của nàng là Mị Nương. Vua muốn tìm cho Mị Nương một người chồng xứng đáng. Một hôm, hai chàng trai đến xin cầu hôn. Cả hai đều có tài năng hơn người. Một người là Sơn Tinh, một người là Thủy Tinh. Nhà vua đều hài lòng, không biết gả Mị Nương cho ai. Sau khi bàn với các chư hầu, vua đưa ra điều kiện ngày mai ai mang lễ vật đến trước sẽ lấy được Mị Nương làm vợ. Lễ vật gồm có một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà gà chín cựa ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi. Sáng sớm hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến trước, được rước Mị Nương về núi. Thủy Tinh đến sau, không lấy được Mị Nương đùng đùng nổi giận, dâng nước đánh Sơn Tinh. Cuộc chiến diễn ra suốt mấy tháng trời, gây ra biết bao tai họa. Cuối cùng, sức Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã cạn kiệt, thần nước đành rút quân. Hằng năm, Thủy Tinh đều dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thất bại.

Khám Phá Thêm:   Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn suy nghĩ về câu nói Cảm ơn bạn đã chỉ cho tôi thấy điều tôi sai Viết đoạn văn nghị luận 200 chữ hay nhất

Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh là một câu chuyện rất đặc biệt và hấp dẫn trong văn hóa dân gian Việt Nam. Câu chuyện kể về cuộc chiến giữa hai vị thần Sơn Tinh và Thủy Tinh vì tình yêu và quyền lực.

Truyền thuyết bắt đầu khi Sơn Tinh – thần núi, đại diện cho đất đai và cây cỏ, phát hiện nàng công chúa Mỵ Nương từng đăng tuổi lịch sử làm một miếng đất màu xanh úa. Sơn Tinh đã đem lòng yêu nàng và quyết tâm cưới nàng về làm vợ. Tuy nhiên, Thủy Tinh – thần nước, đại diện cho sông suối và biển cả – cũng muốn có công chúa Mỵ Nương làm vợ để làm mẹ cho dân tộc nước mình. Nhưng Mỵ Nương không thể chọn được người nào trong hai thần này, vì cả hai đều có tình yêu và sự chu đáo đối với nàng.

Vậy là Thủy Tinh và Sơn Tinh đã quyết định chiến đấu để giành được tình yêu của công chúa Mỵ Nương. Cuộc chiến kéo dài, Sơn Tinh và Thủy Tinh đi xây núi, đắp đập và làm chướng ngại vật mỗi khi đối thủ của mình cố gắng tiến lên. Cuối cùng, cả hai đồng ý sẽ để Mỵ Nương tự do chọn lựa và công chúa đã yêu dấu đồng ý bước tới cùng Thủy Tinh. Đau khổ, Sơn Tinh ân hận đã trở thành núi đá, ở lại mãi mãi làm bảo vật của đất nước.

Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh là một câu chuyện đẹp về tình yêu, sự dũng cảm và sự hy sinh. Nó cũng nhắc chúng ta rằng trong tình yêu, không có người chiến thắng thực sự, và đôi khi chúng ta phải đánh đổi và hi sinh để đạt được hạnh phúc của mình và của người khác. Câu chuyện này cũng giúp chúng ta hiểu rằng sự cạnh tranh không phải lúc nào cũng là điều tốt đẹp, và đôi khi chúng ta cần học cách chấp nhận và tôn trọng lựa chọn của người khác.

Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh không chỉ là một câu chuyện dân gian mà còn chứa trong đó những giá trị văn hóa sâu sắc và ý nghĩa nhân văn. Qua câu chuyện này, chúng ta có thể học hỏi, khám phá và trân trọng những giá trị đích thực của tình yêu và lòng hy sinh.

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Văn mẫu lớp 6: Tóm tắt truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh 9 mẫu tóm tắt truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh tại thcshuynhphuoc-np.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

Từ Khoá Liên Quan:

– Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh
– Tóm tắt truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh
– Sơn Tinh và Thủy Tinh
– Câu chuyện Sơn Tinh và Thủy Tinh
– Ý nghĩa truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh
– Mẫu văn tóm tắt truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh
– Học văn mẫu lớp 6 về truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh
– Nội dung truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh
– Giới thiệu về truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh
– Vai trò của Sơn Tinh và Thủy Tinh trong truyền thuyết
– Sự tương tác giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh
– Những thành phần truyền thuyết trong Sơn Tinh, Thủy Tinh
– Biến cố chính trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh
– Hồn thế nào là Thủy Tinh và Sơn Tinh trong truyền thuyết
– Những hình ảnh đặc trưng trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn

Bài Viết Liên Quan

Nghị luận về sự cần thiết của việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp Tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng giao tiếp
Nghị luận về sự cần thiết của việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp Tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng giao tiếp
Phân tích truyện Con chó xấu xí của Kim Lân Viết văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm truyện
Phân tích truyện Con chó xấu xí của Kim Lân Viết văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm truyện
Viết đoạn văn khoảng 200 chữ phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng Những bài văn hay lớp 10
Viết đoạn văn khoảng 200 chữ phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng Những bài văn hay lớp 10
Previous Post: « Lụy tình là gì? Giải pháp dành cho người lụy tình
Next Post: Dục Đức là ai? Xót thương ông Vua có số phận bi thảm nhất Việt Nam »

Primary Sidebar

Công Cụ Hôm Nay

  • Thời Tiết Hôm Nay
  • Tử Vi Hôm Nay
  • Lịch Âm Hôm Nay
  • Lịch Thi Đấu Bóng Đá Hôm Nay
  • Giá Vàng Hôm Nay
  • Tỷ Giá Ngoaị Tệ Hôm Nay
  • Giá Xăng Hôm Nay
  • Giá Cà Phê Hôm Nay

Công Cụ Online

  • Photoshop Online
  • Casio Online
  • Tính Phần Trăm (%) Online
  • Giải Phương Trình Online
  • Ghép Ảnh Online
  • Vẽ Tranh Online
  • Làm Nét Ảnh Online
  • Chỉnh Sửa Ảnh Online
  • Upload Ảnh Online
  • Paint Online
  • Tạo Meme Online
  • Chèn Logo Vào Ảnh Online

Bài viết mới

  • Tiểu sử và Sự Nghiệp Của Ryan Sessegnon: Tài Năng Trẻ Đáng Chú Ý Trong Bóng Đá Anh
  • Phil Foden – Ngôi sao trẻ đầy triển vọng của bóng đá Anh
  • Các cầu thủ nổi tiếng bị rơi vào vòng lao lý
  • Ý Nghĩa Số Áo 14 Trong Bóng Đá
  • Nghị luận về sự cần thiết của việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp Tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng giao tiếp
  • Phân tích truyện Con chó xấu xí của Kim Lân Viết văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm truyện
  • Viết đoạn văn khoảng 200 chữ phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng Những bài văn hay lớp 10
  • Nghị luận về lối sống phông bạt của giới trẻ hiện nay Viết bài văn nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống
  • Phân tích đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện Con chó xấu xí Những bài văn hay lớp 11
  • Viết bài văn kể lại một câu chuyện về trí thông minh hoặc khả năng tìm tòi, sáng tạo của con người Kể lại một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe lớp 4 KNTT

Copyright © 2025 · Thcshuynhphuoc-np.edu.vn - Thông Tin Kiến Thức Bổ Ích