Bạn đang xem bài viết Văn mẫu lớp 10: Phân tích tác phẩm Điều ước của vua Mi-đát Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể tại thcshuynhphuoc-np.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Văn mẫu lớp 10: Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá tác phẩm Điều ước của vua Mi-đát bao gồm 2 bài văn mẫu cực hay, ấn tượng nhất. Thông qua tài liệu này các bạn có thêm nhiều tư liệu học tập củng cố kĩ năng viết văn nghị luận phân tích đánh giá tác phẩm truyện hay.
Điều ước của vua Mi-đát là một truyện thần thoại của Hy Lạp, nói về lòng tham của con người và cũng là một bài học về lòng tham. Với 2 bài văn phân tích mà thcshuynhphuoc-np.edu.vn giới thiệu dưới đây sẽ đem đến cho các em những tài liệu thú vị để học tập. Bên cạnh đó các bạn xem thêm bài văn: phân tích Thần mưa, phân tích truyện Thần Trụ Trời.
Phân tích truyện Điều ước của vua Mi-đát – Mẫu 1
“Điều ước của vua Mi-đát” là một truyện cổ mà em rất thích. Truyện kể về một ông vua hám vàng. Vua ngự trên ngai vàng bệ ngọc, được sống trong nhung lụa. được ăn uống bao của ngon vật lạ trên đời, lại có nhiều cung tần mĩ nữ. Vua thì thiếu gì vàng ngọc chất đầy ắp trong các kho báu.
Có lần thần Đi-ô-ni-dốt hiện ra, cho vua Mi-đát được ước một điều. Mi-đát vốn tham lam nên nói ngay: – Xin Thần cho mọi vật tôi chạm đến đều hóa thành vàng! Thần Đi-ô-ni-dốt mỉm cười ưng thuận. Vua Mi-đát thử bẻ một cành sồi, cành đó liền biến thành vàng. Vua ngắt một quả táo, quả táo cũng thành vàng nốt. Tưởng không có ai trên đời sung sướng hơn thế nữa! Bọn đầy tớ dọn thức ăn cho Mi-đát. Nhà vua sung sướng ngồi vào bàn. Và lúc đó ông mới biết mình đã xin một điều ước khủng khiếp. Các thức ăn, thức uống khi vua chạm tay vào đều biến thành vàng. Mi-đát bụng đói cồn cào, chịu không nổi, liền chắp tay cầu khẩn: – Xin Thần tha tội cho tôi! Xin Người lấy lại điều ước để cho tôi được sống! Thần Đi-ô-ni-dốt liền hiện ra và phán: – Nhà ngươi hãy đến sông Pác-tôn, nhúng mình vào dòng nước, phép màu sẽ biến mất và nhà người sẽ rửa sạch được lòng tham. Mi-đát làm theo lời dạy của thần, quả nhiên thoát khỏi cái quà tặng mà trước đây ông hằng mong ước. Lúc ấy, nhà vua mới hiểu rằng hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam.
Truyện cổ kể lại nhiều người được gặp Tiên, Phật, Thần, được độ trì, được ban cho nhiều phép lạ, hầu như trong chúng ta ai cũng đã từng được nghe bà kể. Vua Mi-đát cũng được gặp thần. Đó là thần Đi-ô-ni-dốt. Điều ước mà vua Mi- đát xin thần ban cho rất kì lạ. Ta hãy nghe nhà vua thỉnh cầu:
– Xin Thần cho mọi vật hễ tôi chạm đến thì đểu hóa thành vàng.
– Ta vui lòng cho nhà ngươi. Nhà ngươi sẽ có nhiều vàng
Vua Mi-đát sung sướng lắm. Vua muốn xem điều ước linh nghiệm như thê nào, liền thử bẻ một cành sồi, tức thì cành sồi hóa vàng; vua ngắt một quả táo, quả táo cũng thành vàng nốt. Cặp mắt vua Mi-dát sáng lên. Ở đời, ai có nhiều vàng ngọc sao mà chẳng thích?
Vua Mi-đát khi ngồi vào bàn tiệc mới thấy mình đã xin Thần một điều ước khủng khiếp, bụng đói miệng khát, nhưng vua không thể ăn được. Hễ vua chạm đến bát đĩa nào, cốc chén nào, món ăn nào… thì tất cả đều hóa thành vàng, ở đời, xưa nay ai có thể ăn vàng mà sống được? Những kẻ tham vàng, nhiều lúc phải bỏ mạng!
Vua Mi-đát đã cầu khẩn xin Thần Đi-ô-ni-dốt tha tội. Sau khi nghe lời thần, vua Mi-đát vội chạy đến sông Pác-tôn nhúng mình vào nước, và ngay lập tức phép mầu biến mất. Lúc bấy giờ ông vua tham lam này mới hiểu rằng: “Hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam”.
Truyện cổ “Điều ước của vua Mi-đát” đã châm biếm và chê cười những kẻ tham lam hám vàng. Thần đã cho vua Mi-đát tham lam một bài học nhớ đời.
Qua truyện cổ này, chúng ta càng thấm thía: Vàng bạc chưa hẳn đã đem lại hạnh phúc. Và hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam. Mọi ước muốn tham lam là nguồn gốc sâu xa của tội lỗi. Em thích truyện cổ này là thế.
Phân tích Điều ước của vua Mi-đát – Mẫu 2
Bạn đã đọc câu chuyện ” Điều ước của vua Mi-đát” . Đây là một câu chuyện thần thoại của Hy Lạp. Mỗi câu chuyện thần thoại đều đem đến cho chúng ta rất nhiều bài học bổ ích về cuộc sống. ” Điều ước của vua Mi-đát” cũng không ngoại lệ. Câu chuyện đã đưa ra cho chúng ta một dẫn chứng về lòng tham và bài học về lòng tham.
Câu chuyện lấy nhân vật là một vị vua, khi ông là người đứng đầu đất nước và không gì là không có. Nhưng khi thần Đi-ô-ni-dốt có một lần hiện lên, Vị vua đã xin thần một điều là mong muốn biến tất cả những thứ mình động đến, chạm tay đến đều thành vàng. Sự tham lam của vị vua này đã hiện rõ. Ông không ước thứ gì cho nhân dân hay cho mọi người xung quanh mà lại ước có được sự giàu có cho bản thân mình. Thần Đi-ô-ni-dốt cũng chấp nhận điều ước của Mi-đát. Nhưng Mi- đát không biết rằng điều ước sẽ mang lại cho ông nhiều phiền phúc. Lúc đầu khi chạm vào gì cũng thành vàng Mi- đát đã rất vui mừng, nhưng khi chạm đến đồ ăn những đồ ăn đó cũng biến thành vàng. Và vua không thể nào ăn được. Mỗi ngày đều như vậy khiến cho Mi- đát đói bụng cồn cào. Vậy là vi vua lại chắp tay xin thần lấy lại điều ước đó mà chỉ mong muốn một điều ước nhỏ nhoi đó là được sống. Vì thần hiện lên và nói “Nhà ngươi hãy đến sông Pác-tôn, nhúng mình vào dòng nước, phép màu sẽ biến mất và nhà người sẽ rửa sạch được lòng tham.” Vua Mi- đát làm theo và đã hóa giải được điều ước trước kia.
Sau việc này Mi-đát đã biết rằng hạnh phúc của mỗi người trong chúng ta không phải được xây dựng từ lòng tham lam, mà được bồi đắp từ những điều nhỏ nhặt nhất xung quanh chúng ta. Lòng tham lam sẽ khiến cho chúng ta mù quáng và sau đó chúng ta sẽ phải trả giá vì lòng tham đó.
Câu chuyện thần thoại mang nhiều nét đặc trưng, nhưng có nhiều yếu tố kì ảo và hoang đường. Nhưng nó đều mang đến những ý nghĩa, bài học thật sâu sắc đến cho bạn đọc.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Văn mẫu lớp 10: Phân tích tác phẩm Điều ước của vua Mi-đát Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể tại thcshuynhphuoc-np.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Từ Khoá Liên Quan: