Bạn đang xem bài viết Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 10 Chân trời sáng tạo (Có đáp án) Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV) tại thcshuynhphuoc-np.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 10 Chân trời sáng tạo là tài liệu vô cùng hữu ích tổng hợp 25 câu hỏi trắc nghiệm xoay quanh kiến thức về Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV) với các mức độ: vận dụng, thông hiểu và vận dụng cao.
File trắc nghiệm Sử 11 Bài 10: Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV) có đáp án giải chi tiết kèm theo sẽ giúp các bạn học sinh làm quen với các dạng bài tập. Qua đó có định hướng học tập, ôn luyện đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi sắp tới. Vậy dưới đây là 25 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 10 CTST, mời các bạn cùng theo dõi.
Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 10
Câu 1. Năm 1460, Lê Thánh Tông lên ngôi trong bối cảnh
A. tình hình đất nước từng bước ổn định.
B. nhà Lê lâm vào khủng hoảng, suy yếu.
C. nhà Minh đang lăm le xâm lược Đại Việt.
D. nhà Lê đang ở thời kì phát triển đỉnh cao.
Câu 2. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình nhà Lê vào giữa thế kỉ XV?
A. Kinh tế – xã hội phục hồi và phát triển; đời sống nhân dân ổn định.
B. Tình trạng quan lại lộng quyền, tham nhũng ngày càng phổ biến.
C. Xuất hiện những mầm mống của xu hướng phân tán quyền lực.
D. Đại Việt phải đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược của nhà Minh.
Câu 3. Bối cảnh chính trị – kinh tế – xã hội của Đại Việt vào giữa thế kỉ XV đã đặt ra yêu cầu tiến hành cải cách nhằm
A. nhanh chóng đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.
B. tăng cường tiềm lực đất nước để đánh bại giặc Minh xâm lược.
C. tăng cường quyền lực của hoàng đế và nâng cao vị thế đất nước.
D. tăng cường sức mạnh để chống lại cuộc tấn công của Chăm-pa.
Câu 4. Sau cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông, cả nước Đại Việt được chia thành
A. 13 đạo thừa tuyên và phủ Trung Đô.
B. 24 lộ, phủ, châu.
C. 12 lộ, phủ, châu.
D. 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên.
Câu 5. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những chính sách cải cách của vua Lê Thánh Tông trên lĩnh vực hành chính?
A. Hoàn thiện hệ thống các cơ quan chuyên môn.
B. Tăng cường quyền lực cho các quan đại thần.
C. Đặt thêm Lục khoa để hỗ trợ và giám sát Lục bộ.
D. Tuyển chọn quan lại thông qua hình thức khoa cử.
Câu 6. Sau cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông, bộ máy chính quyền ở mỗi đạo thừa tuyên gồm 3 ty là:
A. Đô ty; Thừa ty và Hiến ty.
B. Pháp ty; Đô ty và Hiến ty.
C. Thừa ty; Đô ty và Pháp ty.
D. Pháp ty, Hiến ty và Thừa ty.
Câu 7. Sau cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông, trong bộ máy chính quyền ở mỗi đạo thừa tuyên, Đô ty là cơ quan chuyên trách về
A. quân sự.
B. dân sự.
C. tư pháp.
D. kinh tế.
Câu 8. Sau cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông, trong bộ máy chính quyền ở mỗi đạo thừa tuyên, Thừa ty là cơ quan chuyên trách về
A. quân sự.
B. dân sự.
C. tư pháp.
D. kinh tế.
Câu 9. Sau cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông, trong bộ máy chính quyền ở mỗi đạo thừa tuyên, Hiến ty là cơ quan chuyên trách về
A. quân sự.
B. dân sự.
C. tư pháp.
D. kinh tế.
Câu 10. Từ sau cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông, hình thức tuyển chọn nhân sự chủ yếu cho bộ máy chính quyền các cấp thời Lê sơ là
A. khoa cử.
B. tiến cử.
C. nhiệm cử.
D. bảo cử.
Câu 11. Năm 1483, vua Lê Thánh Tông đã cho biên soạn và ban hành bộ luật nào?
A. Quốc triều hình luật.
B. Luật Gia Long.
C. Hình thư.
D. Hoàng triều luật lệ.
Câu 12. Bộ Quốc Triều hình luật dưới thời Lê sơ còn có tên gọi khác là
A. Luật Gia Long.
B. Hình thư.
C. Hoàng Việt luật lệ.
D. Luật Hồng Đức.
Đáp án trắc nghiệm Sử 11 Bài 10
Câu 1
Đáp án đúng là: A
– Năm 1460, Lê Thánh Tông lên ngôi trong bối cảnh tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước đã từng bước ổn định.
Câu 2
Đáp án đúng là: D
– Tình hình nhà Lê vào giữa thế kỉ XV:
+ Kinh tế – xã hội phục hồi và phát triển; đời sống nhân dân ổn định.
+ Ở trung ương, sự tập trung quyền lực chủ yếu trong tay các quan đại thần – những võ quan, công thần trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã ảnh hưởng đến tính tập quyền của nhà nước. Tình trạng quan lại lộng quyền, tham nhũng,… ngày càng phổ biến.
+ Ở địa phương, đất nước rộng lớn nhưng chỉ chia làm 5 đạo (Đông, Tây, Nam, Bắc và Hải Tây), khiến cho quyền lực của những người đứng đầu mỗi đạo rất lớn. Đây là mầm mống của xu hướng phân tán quyền lực.
Câu 3
Đáp án đúng là: C
Bối cảnh chính trị – kinh tế – xã hội của Đại Việt vào giữa thế kỉ XV đã đặt ra yêu cầu tiến hành cải cách nhằm tăng cường quyền lực của hoàng đế và nâng cao vị thế đất nước.
Câu 4
Đáp án đúng là: A
Sau cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông, cả nước Đại Việt được chia thành 13 Đạo thừa tuyên và một phủ Trung Đô (Thăng Long).
Câu 5
Đáp án đúng là: B
Những chính sách cải cách của vua Lê Thánh Tông trên lĩnh vực hành chính:
– Ở Trung ương:
+ Xoá bỏ hầu hết các chức quan đại thần có quyền lực lớn, chỉ giữ lại một số ít quan đại thần để cùng vua bàn bạc công việc khi cần thiết. Vị trí và vai trò của các chức quan đại thần suy giảm so với trước.
+ Vua nắm mọi quyền hành và trực tiếp chỉ đạo các cơ quan chuyên môn.
+ Hoàn thiện cơ cấu, chức năng của lục Bộ (sáu bộ) đồng thời, đặt ra lục Tự (sáu tự) để giúp việc cho lục Bộ, lục Khoa (sáu khoa) để theo dõi, giám sát hoạt động của lục Bộ.
– Ở địa phương:
+ Năm 1466, vua Lê Thánh Tông xoá bỏ 5 đạo, chia đất nước thành 12 đạo thừa tuyên và phủ Trung Đô (Thăng Long); Năm 1471, đặt thêm đạo thừa tuyên thứ 13 là Quảng Nam.
+ Dưới đạo thừa tuyên là phủ, huyện, châu và cuối cùng là xã.
– Bộ máy quan lại:
+ Quan lại được tuyển chọn chủ yếu thông qua khoa cử.
+ Nhà nước chú trọng xây dựng đội ngũ quan lại có năng lực và phẩm chất tốt. Nhà nước tổ chức nhiều khoa thi để chọn nhân tài và đặt lệ định kì kiểm tra năng lực quan lại.
Câu 6
Đáp án đúng là: A
Sau cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông, bộ máy chính quyền ở mỗi đạo thừa tuyên gồm 3 ty là: Đô ty; Thừa ty và Hiến ty.
Câu 7
Đáp án đúng là: A
Sau cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông, trong bộ máy chính quyền ở mỗi đạo thừa tuyên, Đô ty là cơ quan chuyên trách về quân sự.
Câu 8
Đáp án đúng là: B
Sau cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông, trong bộ máy chính quyền ở mỗi đạo thừa tuyên, Đô ty là cơ quan chuyên trách về dân sự (hành chính, thuế khóa,…)
Câu 9
Đáp án đúng là: C
Sau cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông, trong bộ máy chính quyền ở mỗi đạo thừa tuyên, Đô ty là cơ quan chuyên trách về tư pháp (trách thanh tra, xét hỏi kiện tụng, tuần hành,…)
Câu 10
Đáp án đúng là: A
Từ sau cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông, hình thức tuyển chọn nhân sự chủ yếu cho bộ máy chính quyền các cấp thời Lê sơ là khoa cử.
Câu 11
Đáp án đúng là: A
Để củng cố chế độ tập quyền, năm 1483, vua Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành Quốc triều hình luật (còn gọi là bộ luật Hồng Đức).
Câu 12
Đáp án đúng là: D
Bộ Quốc Triều hình luật được ban hành dưới thời vua Lê Thánh Tông, còn được gọi là Luật Hồng Đức (Hồng Đức là niên hiệu của vua Lê Thánh Tông).
…………
Tải file tài liệu để xem thêm trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 10 CTST
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 10 Chân trời sáng tạo (Có đáp án) Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV) tại thcshuynhphuoc-np.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Từ Khoá Liên Quan: