Thcshuynhphuoc-np.edu.vn - Thông Tin Kiến Thức Bổ Ích

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 19 – Chân trời sáng tạo 7 Ngữ văn lớp 7 trang 19 sách Chân trời sáng tạo tập 1

Tháng 1 1, 2024 by Thcshuynhphuoc-np.edu.vn

Bạn đang xem bài viết Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 19 – Chân trời sáng tạo 7 Ngữ văn lớp 7 trang 19 sách Chân trời sáng tạo tập 1 tại thcshuynhphuoc-np.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Nhằm giúp học sinh chuẩn bị bài trước khi đến lớp, thcshuynhphuoc-np.edu.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 7: Thực hành tiếng Việt (trang 19), thuộc sách Chân trời sáng tạo, tập 1.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 19 – Chân trời sáng tạo 7 Ngữ văn lớp 7 trang 19 sách Chân trời sáng tạo tập 1
Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 19)

Kính mời các bạn học sinh lớp 7 cùng tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi giới thiệu ngay sau đây.

Mục Lục Bài Viết

  • Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 19) – Mẫu 1
  • Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 19) – Mẫu 2

Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 19) – Mẫu 1

Câu 1. Tìm phó từ trong những trường hợp sau, cho biết các phó từ ấy bổ sung ý nghĩa cho danh từ, động từ, tính từ nào:

a.

Chưa gieo xuống đất
Hạt nằm lặng thinh

(Trần Hữu Thung, Lời của cây)

b.

Mầm đã thì thầm
Ghé tai nghe rõ

(Trần Hữu Thung, Lời của cây)

c.

Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi

(Hữu Thỉnh, Sang thu)

d. Những buổi chiều tôi hay nhắm mắt sờ những bông hoa rồi tập đoán. Tôi đoán được hai loại hoa: hoa mồng gà và hoa hướng dương. Bố cười khà khà khen tiến bộ lắm. Một hôm khác, tôi đoán được ba loại hoa.

(Nguyễn Ngọc Thuần, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ)

đ. Nó vẫn giúp người quả tượng phá rẫy, kéo gỗ, nhưng chỉ khuây khỏa những lúc làm việc rồi sau đó lại đứng buồn thiu.

(Vũ Hùng, Ông Một)

e. Khi biết mọi tiếng rống gọi đều vô ích, con voi lồng chạy vào nhà.

(Vũ Hùng, Ông Một)

Gợi ý:

a. Phó từ: chưa, bổ sung cho động từ: gieo

b. Phó từ: đã, bổ sung cho động từ: thì thầm

c.

  • Phó từ: vẫn, bổ sung cho động từ: còn
  • Phó từ: đã, bổ sung cho động từ: vơi
  • Phó từ: cũng, bổ sung cho động từ: bớt

d.

  • Phó từ hay, bổ sung cho động từ nhắm mắt
  • Phó từ được, bổ sung cho động từ đoán.

đ.

  • Phó từ: vẫn, bổ sung cho động từ: giúp
  • Phó từ: lại, bổ sung cho động từ đứng.

e.

  • Phó từ: mọi, bổ sung cho danh từ: tiếng
  • Phó từ: đều, bổ sung cho tính từ: vô ích.

Câu 2. Trong những trường hợp sau, phó từ được in đậm bổ sung ý nghĩa cho động từ hoặc tính từ nào? Xác định ý nghĩa bổ sung trong từng trường hợp.

Khám Phá Thêm:   Tin học 12 Bài 8: Định dạng văn bản Giải Tin 12 Kết nối tri thức trang 46, 47, 48, 49, 50, 51

a.

Rằng các bạn ơi
Cây chính là tôi
Nay mai sẽ lớn
Góp xanh đất trời

(Trần Hữu Thung, Lời của cây)

b.

Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về

(Hữu Thỉnh, Sang thu)

c. Ngày nào ông cũng cho nó ăn thêm hai vác mía to, hai thùng cháo

(Vũ Hùng, Ông Một)

d. Ông quen nó quá, khó xa rời nó được

(Vũ Hùng, Ông Một)

Gợi ý:

a. Phó từ: sẽ, bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ lớn.

b. Phó từ: đã, bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ về.

c. Phó từ: cũng, bổ sung ý nghĩa tiếp diễn cho động từ cho.

d.

  • Phó từ quá, bổ sung ý nghĩa về mức độ cho động từ từ quen.
  • Phó từ: được, bổ sung ý nghĩa về khả năng cho động từ xa rời.

Câu 3. Cho 2 câu sau:

a. Trời tối

b. Bọn trẻ đá bóng ngoài sân.

Dùng ít nhất 2 phó từ để mở rộng câu cho mỗi trường hợp nên trên. Nhận xét sự khác nhau về nghĩa của các câu mở rộng trong từng trường hợp.

a. Trời vẫn rất tối.

=> Câu được bổ sung về mức độ cũng như diễn tả sự tiếp diễn của sự việc.

b. Bọn trẻ đã được đá bóng ngoài sân.

=> Câu được bổ sung về thời gian cũng như khả năng của hành động.

Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ.

Khi hạt nảy mầm
Nhú lên giọt sữa
Mầm đã thì thầm
Ghé tai nghe rõ

(Trần Hữu Thung, Lời của cây)

– Biện pháp tu từ nhân hóa: Mầm đã thì thầm/Ghé tai nghe rõ.

– Tác dụng: Làm cho hạt mầm giống như một con người cũng biết trò chuyện, từ đó trở nên sinh động hơn.

Câu 5. Trong đoạn thơ sau, nếu thay từ “phả” bằng từ “tỏa” hay “quyện” thì nội dung câu thơ thay đổi như thế nào? Vì sao?

Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về

(Hữu Thỉnh, Sang thu)

– Nghĩa của từng từ:

  • Từ “tỏa”: lan truyền ra khắp xung quanh
  • Từ “quyện”: bện chặt vào nhau tạo thành một khối không thể tách rời.
  • Từ “phả”: tỏa ra thành từng luồng.

– Việc tác giả sử dụng từ “phả” nhằm gợi ra cảm giác hương ổi chín đậm trong gió, mùi hương đó quyện thành từng luồng. Bởi vậy không nên thay thế từ “tỏa”, “quyện”.

Khám Phá Thêm:   Bài tập cuối tuần lớp 5 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 2 (Nâng cao) Bài tập cuối tuần lớp 5 môn Tiếng Việt

Câu 6. Trong Từ điển tiếng Việt, từ dềnh dàng có 2 nghĩa sau: (1) chậm chạp, không khẩn trương, để mất nhiều thì giờ vào những việc phụ hoặc không cần thiết; (2) to lớn và gây cảm giác cồng kềnh. Theo em, từ dềnh dàng trong đoạn thơ sau nên được hiểu theo nghĩa nào? Dựa vào đâu em có thể xác định được như vậy?

Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về

Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu

(Hữu Thỉnh, Sang thu)

– Từ dềnh dàng trong bài thơ có nghĩa số (1): chậm chạp, không khẩn trương, để mất nhiều thì giờ vào những việc phụ hoặc không cần thiết.

Dựa vào: Bài thơ nói về những biến chuyển của đất trời khi thu sang. Trong câu thơ “Sông được lúc dềnh dàng”, tác giả đang diễn tả dòng chảy chầm chậm của dòng sông.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 19) – Mẫu 2

Câu 1.

a. Phó từ: chưa, bổ sung cho động từ: gieo

b. Phó từ: đã, bổ sung cho động từ: thì thầm

c.

  • Phó từ: vẫn, bổ sung cho động từ: còn
  • Phó từ: đã, bổ sung cho động từ: vơi
  • Phó từ: cũng, bổ sung cho động từ: bớt

d.

  • Phó từ hay, bổ sung cho động từ nhắm mắt
  • Phó từ được, bổ sung cho động từ đoán.

đ.

  • Phó từ: vẫn, bổ sung cho động từ: giúp
  • Phó từ: lại, bổ sung cho động từ đứng.

e.

  • Phó từ: mọi, bổ sung cho danh từ: tiếng
  • Phó từ: đều, bổ sung cho tính từ: vô ích.

Câu 2.

a. Phó từ: sẽ, bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ lớn.

b. Phó từ: đã, bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ về.

c. Phó từ: cũng, bổ sung ý nghĩa tiếp diễn cho động từ cho.

d.

  • Phó từ quá, bổ sung ý nghĩa về mức độ cho động từ từ quen.
  • Phó từ: được, bổ sung ý nghĩa về khả năng cho động từ xa rời.

Câu 3.

a. Trời đang rất tối.

=> Câu được bổ sung về thời gian.

b. Bọn trẻ đang được đá bóng ngoài sân.

=> Câu được bổ sung về thời gian.

Câu 4.

  • Biện pháp tu từ nhân hóa: Mầm đã thì thầm/Ghé tai nghe rõ.
  • Tác dụng: Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, khiến cho hạt mầm giống như một con người cũng biết trò chuyện, từ đó trở nên sinh động hơn.
Khám Phá Thêm:   Soạn bài Hồi trống Cổ Thành - Cánh diều 10 Ngữ văn lớp 10 trang 50 sách Cánh diều tập 2

Câu 5.

– Nghĩa của từng từ:

  • Từ “tỏa”: lan truyền ra khắp xung quanh
  • Từ “quyện”: bện chặt vào nhau tạo thành một khối không thể tách rời.
  • Từ “phả”: tỏa ra thành từng luồng.

– Từ “phả” nhằm gợi ra cảm giác hương ổi chín đậm trong gió, mùi hương đó quyện thành từng luồng. Bởi vậy không nên thay thế từ “tỏa”, “quyện”.

Câu 6.

– Từ dềnh dàng trong bài thơ có nghĩa số (1): chậm chạp, không khẩn trương, để mất nhiều thì giờ vào những việc phụ hoặc không cần thiết.

– Dựa vào nội dung của bài thơ: Nói về những biến chuyển của đất trời khi thu sang. Trong câu thơ “Sông được lúc dềnh dàng”, tác giả đang diễn tả dòng chảy chầm chậm của dòng sông.

* Bài tập ôn luyện:

Câu 1. Đặt câu với các phó từ sau: rất, cũng, từng, sẽ.

Câu 2. Viết một đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa.

Gợi ý:

Câu 1.

  • Hôm nay, tôi rất vui khi gặp lại người bạn cũ của mình.
  • Anh ấy cũng là một người hòa đồng và tốt bụng.
  • Tuần trước, chị Hoài từng đi qua cánh đồng này.
  • Mình sẽ giúp cậu hoàn thành bài tập về nhà.

Câu 2.

Bầu trời buổi sáng sớm thật trong lành biết bao. Chị gió tung tăng nô đùa khắp nơi. Cô mấy thì dạo chơi quanh những ngọn núi phía xa. Ông mặt trời dậy thật sớm để đánh thức mọi người sau một đêm dài. Những cô cậu nắng tinh nghịch chạy nhảy khắp mọi nơi dưới mặt đất. Vài chú chim nhỏ cất tiếng hót đón chào ngày mới. Không khí thật trong lành. Một lúc sau, những cô cậu nắng tinh nghịch cũng thức giấc, chạy nhảy tung tăng dưới mặt đất. Trời xanh thăm thẳm khiến con người cảm thấy thật dễ chịu. Trên cánh đồng, những bông lúa chín đung đưa theo nhịp gió. Mùi lúa chín thơm khiến con người cảm thấy thật dễ chịu. Ôi! Thiên nhiên buổi sáng sớm thật đẹp biết bao nhiêu!

Nhân hóa: Chị gió, cô mây, ông mặt trời.

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 19 – Chân trời sáng tạo 7 Ngữ văn lớp 7 trang 19 sách Chân trời sáng tạo tập 1 tại thcshuynhphuoc-np.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

Từ Khoá Liên Quan:

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn

Bài Viết Liên Quan

Nghị luận về sự cần thiết của việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp Tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng giao tiếp
Nghị luận về sự cần thiết của việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp Tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng giao tiếp
Phân tích truyện Con chó xấu xí của Kim Lân Viết văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm truyện
Phân tích truyện Con chó xấu xí của Kim Lân Viết văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm truyện
Viết đoạn văn khoảng 200 chữ phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng Những bài văn hay lớp 10
Viết đoạn văn khoảng 200 chữ phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng Những bài văn hay lớp 10
Previous Post: « Toán 6 Bài 1: Tam giác đều. Hình vuông. Lục giác đều Giải Toán lớp 6 trang 96, 97 – Tập 1 sách Cánh diều
Next Post: Tổng hợp code Đặc Vụ Côn Trùng và cách nhập »

Primary Sidebar

Công Cụ Hôm Nay

  • Thời Tiết Hôm Nay
  • Tử Vi Hôm Nay
  • Lịch Âm Hôm Nay
  • Lịch Thi Đấu Bóng Đá Hôm Nay
  • Giá Vàng Hôm Nay
  • Tỷ Giá Ngoaị Tệ Hôm Nay
  • Giá Xăng Hôm Nay
  • Giá Cà Phê Hôm Nay

Công Cụ Online

  • Photoshop Online
  • Casio Online
  • Tính Phần Trăm (%) Online
  • Giải Phương Trình Online
  • Ghép Ảnh Online
  • Vẽ Tranh Online
  • Làm Nét Ảnh Online
  • Chỉnh Sửa Ảnh Online
  • Upload Ảnh Online
  • Paint Online
  • Tạo Meme Online
  • Chèn Logo Vào Ảnh Online

Bài viết mới

  • Tiểu sử và Sự Nghiệp Của Ryan Sessegnon: Tài Năng Trẻ Đáng Chú Ý Trong Bóng Đá Anh
  • Phil Foden – Ngôi sao trẻ đầy triển vọng của bóng đá Anh
  • Các cầu thủ nổi tiếng bị rơi vào vòng lao lý
  • Ý Nghĩa Số Áo 14 Trong Bóng Đá
  • Nghị luận về sự cần thiết của việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp Tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng giao tiếp
  • Phân tích truyện Con chó xấu xí của Kim Lân Viết văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm truyện
  • Viết đoạn văn khoảng 200 chữ phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng Những bài văn hay lớp 10
  • Nghị luận về lối sống phông bạt của giới trẻ hiện nay Viết bài văn nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống
  • Phân tích đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện Con chó xấu xí Những bài văn hay lớp 11
  • Viết bài văn kể lại một câu chuyện về trí thông minh hoặc khả năng tìm tòi, sáng tạo của con người Kể lại một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe lớp 4 KNTT

Copyright © 2025 · Thcshuynhphuoc-np.edu.vn - Thông Tin Kiến Thức Bổ Ích