Thcshuynhphuoc-np.edu.vn - Thông Tin Kiến Thức Bổ Ích

Soạn bài Thần Trụ Trời – Cánh diều 10 Ngữ văn lớp 10 trang 26 sách Cánh diều tập 1

Tháng 10 23, 2023 by Thcshuynhphuoc-np.edu.vn

Bạn đang xem bài viết Soạn bài Thần Trụ Trời – Cánh diều 10 Ngữ văn lớp 10 trang 26 sách Cánh diều tập 1 tại thcshuynhphuoc-np.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Văn bản Thần Trụ Trời là một cách lí giải nguồn gốc của vũ trụ đầy thú vị, độc đáo. Hôm nay, thcshuynhphuoc-np.edu.vn muốn cung cấp bài Soạn văn 10: Thần Trụ Trời, thuộc sách Cánh diều, tập 1.

Soạn bài Thần Trụ Trời – Cánh diều 10 Ngữ văn lớp 10 trang 26 sách Cánh diều tập 1
Soạn bài Thần Trụ Trời

Tài liệu vô cùng hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 10, mời tham khảo nội dung chi tiết được đăng tải dưới đây.

Mục Lục Bài Viết

  • Soạn bài Thần Trụ Trời – Mẫu 1
    • 1. Chuẩn bị
    • 2. Đọc hiểu
    • 3. Trả lời câu hỏi
  • Soạn bài Thần Trụ Trời – Mẫu 2
    • 1. Đôi nét về tác phẩm
    • 2. Đọc – hiểu văn bản

Soạn bài Thần Trụ Trời – Mẫu 1

1. Chuẩn bị

– Thần thoại là thể loại ra đời sớm nhất trong lịch sử truyện kể dân gian của các dân tộc. Đó là những truyện có nội dung hoang đường, tưởng tượng về các vị thần, những nhân vật sáng tạo ra thế giới… phản ánh cách nhận thức, lí giải của con người nguyên thủy về các hiện tượng tự nhiên và xã hội.

– Một số thần thoại của Việt Nam như: Thần Mặt Trời, Thần Lúa, Nàng Bân…

2. Đọc hiểu

Câu 1. Chú ý bối cảnh khi thần xuất hiện.

Bối cảnh: Chưa có vũ trụ, chưa có muôn vật và loài người; Trời đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm và lạnh lẽo.

Câu 2. Thần đã làm những gì?

– Thần dùng đầu đội trời lên; đào đất, đá; đắp thành một cái cột vừa cao, vừa to để chống trời.

– Thần cứ một mình cầy cục đắp, cột đá càng cao chót vót, càng đẩy trời lên mãi. Từ đó, trời đất phân ra làm hai.

– Khi trời cao và đã khô, thần phá cột đi, lấy đất đá ném lung tung khắp nơi. Mỗi hòn đá văng đi tạo thành một hòn núi hay một hòn đảo, đất tung tóe khắp nơi tạo thành cồn đồi, cao nguyên. Chỗ thần đào đất đắp cột tạo thành biển cả.

Câu 3. Mục đích giải thích của người kể thể hiện ở những chi tiết nào?

Mục đích giải thích của người kể thể hiện ở những chi tiết: Khi trời cao và đã khô, thần phá cột đi, lấy đất đá ném lung tung khắp nơi. Mỗi hòn đá văng đi tạo thành một hòn núi hay một hòn đảo, đất tung tóe khắp nơi tạo thành cồn đồi, cao nguyên. Chỗ thần đào đất đắp cột tạo thành biển cả.

Khám Phá Thêm:   Lời bài hát Những kẻ mộng mơ

=> Giải thích sự hình thành của các sự vật trong tự nhiên.

3. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Nêu các sự kiện chính của truyện? Sự kiện nào liên quan đến ý nghĩa của Thần Trụ Trời?

– Các sự kiện:

  • Thần đã ngẩng đầu đội trời lên, đào đất, đập đá, đắp thành một cái cột vừa cao, vừa to để chống trời.
  • Thần cứ một mình cầy cục đắp, cột đá càng cao chót vót, càng đẩy trời lên mãi. Từ đó, trời đất phân ra làm hai.
  • Khi trời cao và đã khô, thần phá cột đi, lấy đất đá ném lung tung khắp nơi. Mỗi hòn đá văng đi tạo thành một hòn núi hay một hòn đảo, đất tung tóe khắp nơi tạo thành cồn đồi, cao nguyên. Chỗ thần đào đất đắp cột tạo thành biển cả.

– Sự kiện nào liên quan đến ý nghĩa của Thần Trụ Trời: Thần phá cột đi, lấy đất đá ném lung tung khắp nơi.

Câu 2. Phân tích trí tưởng tượng phong phú của nhân dân thể hiện qua một số chi tiết hoang đường, kì ảo trong văn bản này.

Một số chi tiết hoang đường, kì ảo như:

  • Ông thần thân thể to lớn không biết bao nhiêu mà kể, chân thần bước một bước cứ như từ đỉnh núi này sang đỉnh núi kia.
  • Dùng đầu đội trời lên, đào đất, đá; đắp thành một cái cột vừa cao, vừa to để chống trời.
  • Mỗi hòn đá văng đi tạo thành một hòn núi hay một hòn đảo, đất tung tóe khắp nơi tạo thành cồn đồi, cao nguyên.
  • Thần làm sao, thần đào sông, thần tát biển…

Câu 3. Truyện Thần Trụ Trời nhằm giải thích các hiện tượng gì? Cách giải thích ấy có điểm gì giống và khác các truyện đã học ở lớp 6 như Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm,…?

– Truyện Thần Trụ Trời giải thích nguồn gốc của trời và đất, cũng như các sự vật, hiện tượng tự nhiên như núi, biển, sao…

– Cách giải thích giống và khác các truyện đã học ở lớp 6 như Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm:

  • Giống: Đều sử dụng các chi tiết kì ảo.
  • Khác: Trong thần thoại chủ yếu giải thích về các hiện tượng tự nhiên, quá trình tạo lập thế giới; Còn truyền thuyết (Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm) sẽ giải thích phong tục tập quán, kể về nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.
Khám Phá Thêm:   Tổng hợp dàn ý chi tiết cách làm các dạng bài môn Văn Sơ đồ cách làm các dạng bài môn Ngữ văn

Câu 4. Vẽ hoặc miêu tả bằng lời về hình ảnh thần Trụ trời theo hình dung, tưởng tượng của em.

Thần Trụ Trời có thân hình cao lớn. Chân tay có cơ bắp cuồn cuộn. Khuôn mặt cương nghị với đôi mắt sáng rực.

Câu 5. Trong phần kết, truyện nêu tên bảy ông thần gắn với việc giải thích nguồn gốc các sự vật, hiện tượng tự nhiên. Theo tưởng tượng của em còn có ông thần nào khác nữa? Tên ông thần ấy là gì?

Theo tưởng tượng, còn có các ông thần: Thần Gió, thần Mưa, thần Sấm, thần Sét…

Soạn bài Thần Trụ Trời – Mẫu 2

1. Đôi nét về tác phẩm

a. Thể loại

– Thần thoại là thể loại ra đời sớm nhất trong lịch sử truyện kể dân gian của các dân tộc. Đó là những truyện có nội dung hoang đường, tưởng tượng về các vị thần, những nhân vật sáng tạo ra thế giới… phản ánh cách nhận thức, lí giải của con người nguyên thủy về các hiện tượng tự nhiên và xã hội.

– Không gian trong thần thoại là không gian vũ trụ nguyên sơ, có thể được chia làm ba cõi: cõi trời, cõi đất và cõi nước. Thời gian trong thần thoại là thời gian quá khứ, không được xác định cụ thể.

– Nhân vật thần trong thần thoại có ngoại hình và hành động phi thường, khả năng biến hóa khôn lường.

b. Tóm tắt

Thuở ấy chưa có vũ trụ, chưa có muôn vật và loài người. Trời chỉ là một đám hỗn độn, tối tăm và lạnh lẽo. Lúc đó, một ông thần có thân thể to lớn xuất hiện. Bỗng một lần thần đứng dậy; dùng đầu đội trời lên; tay đào đất, đá; đắp thành một cái cột vừa cao, vừa to để chống trời. Thần một mình cầy cục đắp, cột đá càng cao chót vót, càng đẩy trời lên. Từ đó, trời phân ra làm hai. Khi trời cao và đã khô, thần phá cột đi. Thần ném vung đá và đất khắp mọi nơi. Mỗi hòn đá văng đi tạo thành một hòn núi hay một hòn đảo. Đất tung tóe khắp nơi tạo thành cồn đồi, cao nguyên. Chỗ thần đào đất đắp cột tạo thành biển rộng. Cột đó không còn. Sau này, người hạ giới vẫn cho núi Thạch Môn bây giờ thuộc về Sơn Tây là di tích của cột đó. Người ta gọi nó là Cột chống. Sau thần Trụ trời còn có một số thần khác được phân công hoặc lên trời hoặc xuống đất để tiếp tục công việc kiến thiết thế giới: thần làm sao, thần đào sông, thần tát biển, thần nghiền cát…

Khám Phá Thêm:   Văn mẫu lớp 11: Tình yêu quê hương trong truyện ngắn Nắng đẹp miền quê ngoại Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (Dàn ý)

Xem thêm: Tóm tắt tác phẩm Thần Trụ Trời

2. Đọc – hiểu văn bản

– Bối cảnh không gian, thời gian:

  • Không gian: Chưa có vũ trụ, chưa có muôn vật và loài người; Trời đất chỉ là một đám hỗn độn, tối tăm và lạnh lẽo.
  • Thời gian: Không xác định.

– Nhân vật: Một ông thần thân thể to lớn không biết bao nhiêu mà kể, chân thần bước một bước cứ như từ đỉnh núi này sang đỉnh núi kia. Thần ở trong đám mờ mịt, hỗn độn đó không biết từ bao giờ…

– Hành động:

  • Đứng dậy, ngẩng đầu đội trời lên, đào đất, đập đá, đắp thành một cái cột vừa cao, vừa to để chống trời.
  • Hì hục vừa đào vừa đắp, chẳng bao lâu, cột cứ cao dần, cao dần và đẩy vòm trời lên phía mây xanh mù mịt. Từ đó, trời đất mới phân đôi.
  • Khi trời cao và đã khô, thần phá cột đi, lấy đất đá ném lung tung khắp nơi. Mỗi hòn đá văng đi tạo thành một hòn núi hay một hòn đảo, đất tung tóe khắp nơi tạo thành gò, đống, dải đồi cao. Chỗ thần đào đất đắp cột tạo thành biển rộng.
  • Cột đó không còn. Sau này, người hạ giới vẫn cho núi Thạch Môn bây giờ thuộc về Sơn Tây là di tích của cột đó. Người ta gọi nó là Cột chống trời, núi Không Lộ hay núi Khổng Lồ…
  • Sau thần Trụ trời còn có một số thần khác được phân công hoặc lên trời hoặc xuống đất để tiếp tục công việc kiến thiết thế giới: thần làm sao, thần đào sông, thần tát biển, thần nghiền cát…

=> Giải thích sự hình thành của các sự vật tự nhiên: trời, đất, núi non, biển cả…

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Thần Trụ Trời – Cánh diều 10 Ngữ văn lớp 10 trang 26 sách Cánh diều tập 1 tại thcshuynhphuoc-np.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

Từ Khoá Liên Quan:

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn

Bài Viết Liên Quan

Nghị luận về sự cần thiết của việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp Tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng giao tiếp
Nghị luận về sự cần thiết của việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp Tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng giao tiếp
Phân tích truyện Con chó xấu xí của Kim Lân Viết văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm truyện
Phân tích truyện Con chó xấu xí của Kim Lân Viết văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm truyện
Viết đoạn văn khoảng 200 chữ phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng Những bài văn hay lớp 10
Viết đoạn văn khoảng 200 chữ phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng Những bài văn hay lớp 10
Previous Post: « Cách làm bánh mì nướng muối ớt ngon tại nhà
Next Post: Bài Cảnh ngày xuân »

Primary Sidebar

Công Cụ Hôm Nay

  • Thời Tiết Hôm Nay
  • Tử Vi Hôm Nay
  • Lịch Âm Hôm Nay
  • Lịch Thi Đấu Bóng Đá Hôm Nay
  • Giá Vàng Hôm Nay
  • Tỷ Giá Ngoaị Tệ Hôm Nay
  • Giá Xăng Hôm Nay
  • Giá Cà Phê Hôm Nay

Công Cụ Online

  • Photoshop Online
  • Casio Online
  • Tính Phần Trăm (%) Online
  • Giải Phương Trình Online
  • Ghép Ảnh Online
  • Vẽ Tranh Online
  • Làm Nét Ảnh Online
  • Chỉnh Sửa Ảnh Online
  • Upload Ảnh Online
  • Paint Online
  • Tạo Meme Online
  • Chèn Logo Vào Ảnh Online

Bài viết mới

  • Tiểu sử và Sự Nghiệp Của Ryan Sessegnon: Tài Năng Trẻ Đáng Chú Ý Trong Bóng Đá Anh
  • Phil Foden – Ngôi sao trẻ đầy triển vọng của bóng đá Anh
  • Các cầu thủ nổi tiếng bị rơi vào vòng lao lý
  • Ý Nghĩa Số Áo 14 Trong Bóng Đá
  • Nghị luận về sự cần thiết của việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp Tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng giao tiếp
  • Phân tích truyện Con chó xấu xí của Kim Lân Viết văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm truyện
  • Viết đoạn văn khoảng 200 chữ phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng Những bài văn hay lớp 10
  • Nghị luận về lối sống phông bạt của giới trẻ hiện nay Viết bài văn nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống
  • Phân tích đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện Con chó xấu xí Những bài văn hay lớp 11
  • Viết bài văn kể lại một câu chuyện về trí thông minh hoặc khả năng tìm tòi, sáng tạo của con người Kể lại một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe lớp 4 KNTT

Copyright © 2025 · Thcshuynhphuoc-np.edu.vn - Thông Tin Kiến Thức Bổ Ích