Thcshuynhphuoc-np.edu.vn - Thông Tin Kiến Thức Bổ Ích

Soạn bài Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập – Cánh Diều 6 Ngữ văn lớp 6 trang 90 sách Cánh Diều tập 1

Tháng 12 2, 2023 by Thcshuynhphuoc-np.edu.vn

Bạn đang xem bài viết Soạn bài Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập – Cánh Diều 6 Ngữ văn lớp 6 trang 90 sách Cánh Diều tập 1 tại thcshuynhphuoc-np.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

thcshuynhphuoc-np.edu.vn muốn giới thiệu bài Soạn văn 6: Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập, thuộc bộ sách Cánh Diều.

Soạn bài Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập – Cánh Diều 6 Ngữ văn lớp 6 trang 90 sách Cánh Diều tập 1
Soạn bài Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập

Tài liệu dành cho các bạn học sinh lớp 6 trong quá trình học tập môn Ngữ Văn. Hãy cùng theo dõi ngay sau đây.

Mục Lục Bài Viết

  • Kiến thức Ngữ văn
    • 1.1 Văn bản thông tin
    • 1.2 Mở rộng vị ngữ
  • Soạn bài Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập – Mẫu 1
    • 2.1 Chuẩn bị
    • 2.2 Đọc hiểu
    • 2.3 Trả lời câu hỏi
  • Soạn bài Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập – Mẫu 2
    • 3.1 Tác phẩm
    • 3.2 Đọc – hiểu văn bản
  • Soạn bài Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập – Mẫu 3

Kiến thức Ngữ văn

1.1 Văn bản thông tin

– Văn bản thông tin là văn bản chủ yếu dùng để cung cấp thông tin về các hiện tượng tự nhiên, thuật lại các sự kiện, giới thiệu các danh lam thắng cảnh, hướng dẫn các quy trình thực hiện một công việc nào đó… Văn bản thông tin thường được trình bày chữ viết kết hợp với các phương thức khác như hình ảnh, âm thanh…

– Văn bản thuật lại một sự kiện là loại văn bản thông tin, ở đó người viết thuyết minh (trình bày, miêu tả, kể lại) một sự kiện (lịch sử, văn hóa, khoa học…). Trong văn bản, người viết thường sử dụng hình ảnh và nhiều câu trần thuật với trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn, thông tin thường được trình bày theo trật tự thời gian hoặc mối quan hệ nguyên nhân – kết quả. Trong văn bản thuật lại một sự kiện theo trật tự thời gian, người viết thường sắp xếp các thông tin về sự kiện xảy ra theo thứ tự từ trước đến sau, từ mở đầu đến diễn biến và kết thúc…

1.2 Mở rộng vị ngữ

– Vị ngữ là một trong hai thành phần chính của câu, chỉ hoạt động, trạng thái, đặc điểm của sự vật, hiện tượng nêu ở chủ ngữ. Vị ngữ thường được biểu hiện bằng động từ, tính từ và trả lời cho các câu hỏi Làm gì? Làm sao? Như thế nào? hoặc Là gì? Câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ.

– Để phản ánh đầy đủ hiện thức khách quan và biểu thị tình cảm, thái độ của người viết (người nói), vị ngữ thường được mở rộng thành cụm từ. Động từ, tính từ khi làm vị ngữ có khả năng mở rộng thành cụm động từ, cụm tính từ, bao gồm động từ, tính từ làm thành tố chính (trung tâm) và một hay một số thành tố phụ ở trước hoặc sau trung tâm.

– Ví dụ: Bác tự đánh máy Tuyên ngôn Độc lập ở một cái bàn tròn.

Vị ngữ được in đậm là một cụm động từ, trung tâm là đánh máy, các thành tố phụ là tự, Tuyên ngôn Độc lập và ở một cái bàn tròn.

Soạn bài Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập – Mẫu 1

2.1 Chuẩn bị

– Thời điểm là thứ bảy, ngày 1 tháng 9 năm 2018, nơi xuất hiện văn bản là trên báo. Thời điểm đó có ý nghĩa: Trước ngày kỉ niệm Bác Hồ độc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

– Thông tin chính mà văn bản cung cấp cho người đọc: Sự ra đời của bản Tuyên ngôn Độc lập. Thông tin ấy được nêu ở phần 2 của văn bản.

Khám Phá Thêm:   Bộ đề thi học kì 1 môn Toán lớp 4 năm 2023 - 2024 (Sách mới) 15 đề kiểm tra học kì 1 môn Toán 4 (Có đáp án + Ma trận)

– Những mốc thời gian được nhắc đến trong văn bản:

  • Ngày 4/5/1945: Hồ Chí Minh rời Pác Bó về Tân Trào.
  • Ngày 22/8: Bác rời Tân Trào về Hà Nội.
  • Sáng ngày 26/8, Hồ Chí Minh triệu tập và chủ trì cuộc họp Thường vụ Trung ương Đảng.
  • Ngày 27/8, Người tiếp các bộ trưởng mới tham gia Chính phủ.
  • Ngày 28 và 29, buổi sáng, Bác làm việc ở 12 Ngô Quyền, soạn Tuyên ngôn Độc lập; buổi tối, tại 48 Hàng Ngang, Bác tự đánh máy Tuyên ngôn độc lập.
  • Ngày 30/8, Bác mời một số đồng chí đến để trao đổi ý kiến.
  • 14 giờ ngày 2 tháng 9, Bác đọc bản Tuyên ngôn độc lập ở quảng trường Ba Đình.

– Các yếu tố nhan đề, sa pô, đề mục, chữ đậm, số thứ tự, dấu đầu dòng, hình ảnh, âm thanh… trong văn bản có tác dụng giúp người đọc hình dung, nắm bắt được thông tin chính.

– Các sự kiện được thuật lại lí giải cho người đọc về quá trình ra đời của bản Tuyên ngôn Độc lập.

– Tác giả Bùi Đình Phong: sinh năm 1950, quê ở Hà Tĩnh. Ông là một nhà nghiên cứu với nhiều tác phẩm có giá trị về chủ tịch Hồ Chí Minh.

– Sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập: Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Người thay mặt Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam mới.

2.2 Đọc hiểu

– Phần in đậm (sa pô của bài báo) có tác dụng:

  • Tóm tắt nội dung bài viết
  • Thu hút người đọc, xác định chủ đề văn bản.

– Phần (1) cung cấp thông tin: Bác đề nghị có cuốn Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ. Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ được viết vào năm 1776.

– Những thông tin cụ thể cần chú ý trong phần (2):

  • Sáng ngày 26/8, Hồ Chí Minh triệu tập và chủ trì cuộc họp Thường vụ Trung ương Đảng, chuẩn bị ra Tuyên ngôn độc lập.
  • Ngày 27/8, Người tiếp các bộ trưởng mới tham gia Chính phủ, đề nghị xét duyệt Tuyên ngôn độc lập.
  • Ngày 28 và 29, buổi sáng, Bác làm việc ở 12 Ngô Quyền, soạn Tuyên ngôn Độc lập; buổi tối, tại 48 Hàng Ngang, Bác tự đánh máy Tuyên ngôn độc lập.
  • Ngày 30/8, Bác mời một số đồng chí đến để trao đổi ý kiến.

– Thông tin nào được nhắc đến ở phần (3): 14 giờ ngày 2 tháng 9, Bác đọc bản Tuyên ngôn độc lập ở quảng trường Ba Đình.

2.3 Trả lời câu hỏi

Câu 1. Văn bản Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập” thuật lại sự kiện gì, theo trình tự nào?

– Văn bản thuật lại sự ra đời của bản Tuyên ngôn Độc lập.

– Theo trình tự thời gian.

Câu 2. Nêu nội dung chính của từng phần trong văn bản.

  • Phần 1: Bác yêu cầu Cơ quan Tình báo Chiến lược Mỹ cho cuốn Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ.
  • Phần 2: quá trình Bác chuẩn bị, hoàn thiện bản Tuyên ngôn Độc lập.
  • Phần 3: Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn Độc lập.

Câu 3. Kẻ bảng sau vào vở và ghi lại mỗi thông tin cụ thể trong phần 2 của văn bản (tương ứng với từng mốc thời gian) bằng một câu:

Mốc thời gian

Thông tin cụ thể

22-8-1945

Bác rời Tân Trào về Hà Nội

26-8-1945

Bác triệu tập cuộc họp Thường vụ Trung ương Đảng, chuẩn bị ra Tuyên ngôn độc lập.

27-8-1945

Bác tiếp các bộ trưởng mới, đề nghị Chính phủ ra mắt quốc dân, xét duyệt kĩ Tuyên ngôn độc lập.

28 và 29-8-1945

Bác tự đánh máy bản Tuyên ngôn độc lập.

30-8-1945

Bác mời một số đồng chí trao đổi về Tuyên ngôn độc lập.

2-9-1945

Bác đọc bản Tuyên ngôn độc lập

Khám Phá Thêm:   So sánh phong trào cách mạng 1930 - 1931 với phong trào cách mạng 1936 - 1939 Ôn tập Lịch sử 12

Câu 4. Các bức ảnh được đưa ra vào văn bản nhằm mục đích gì?

Mục đích: minh họa cho bài viết thêm sinh động, hấp dẫn.

Câu 5. Em thấy thông tin nào trong văn bản cần chú ý nhất? Vì sao?

  • Các thông tin về thời gian và sự kiện diễn ra là quan trọng nhất.
  • Vì các thông tin này giúp người đọc hiểu rõ hơn về quá trình ra đời bản Tuyên ngôn Độc lập.

Câu 6. Tờ lịch sau đây nhắc đến sự kiện lịch sử nào và cho em biết những thông tin gì về sự kiện ấy? Cách trình bày thông tin về sự kiện lịch sử ở tờ lịch này có khác gì với văn bản Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập”

– Sự kiện: ngày 2 tháng 9 năm 1945, Bác Hồ thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

– Cách trình bày thông tin trong tờ lịch chỉ tóm tắt về sự kiện Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, cũng như lời khẳng định của bản Tuyên ngôn. Không nêu rõ quá trình ra đời của bản Tuyên ngôn như trong văn bản “Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập”.

Soạn bài Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập – Mẫu 2

3.1 Tác phẩm

– Văn bản được đăng trên báo danang.vn

– Tóm tắt:

Văn bản thuật lại về sự ra đời của bản Tuyên ngôn Độc lập. Ngày 4/5/1945, Hồ Chí Minh rời Pác Bó về Tân Trào. Ngày 22/8/1945, Bác rời Tân Trào về Hà Nội. Ngày 25/8/1945, Người vào ở nội thành, ở tầng 2 nhà 48 Hàng Ngang. Sáng 26/8/1945, Bác triệu tập họp Thường vụ Trung ương Đảng, chuẩn bị ra Tuyên ngôn Độc lập. 27/8/1945, Người tiếp các bộ trưởng mới tham gia Chính phủ đưa ra đề nghị Chính phủ ra mắt quốc dân, đọc Tuyên ngôn Độc lập mà Người đã chuẩn bị. Ngày 28 và 29/8/1945, Bác đến làm việc tại 12 Ngô Quyền, soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Vào ngày 30/8/1945, Bác mời mọi người tới trao đổi góp ý cho bản Tuyên ngôn độc lập. Đúng 14 giờ ngày 2/9/1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Xem thêm: Tóm tắt văn bản Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập

3.2 Đọc – hiểu văn bản

a. Phần mở đầu

– Thời điểm là thứ bảy, ngày 1 tháng 9 năm 2018, nơi xuất hiện văn bản là trên báo. Thời điểm đó có ý nghĩa: Trước ngày kỉ niệm Bác Hồ độc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

– Khái quát giá trị của bản Tuyên ngôn Độc lập: “Bằng chính sự… độc lập”.

b. Nội dung chính

– Phần (1): Bác đề nghị có cuốn Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ. Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ được viết vào năm 1776.

– Phần (2): Quá trình chuẩn bị cho sự ra đời của bản Tuyên ngôn Độc lập:

  • Sáng ngày 26/8, Hồ Chí Minh triệu tập và chủ trì cuộc họp Thường vụ Trung ương Đảng, chuẩn bị ra Tuyên ngôn độc lập.
  • Ngày 27/8, Người tiếp các bộ trưởng mới tham gia Chính phủ, đề nghị xét duyệt Tuyên ngôn độc lập.
  • Ngày 28 và 29, buổi sáng, Bác làm việc ở 12 Ngô Quyền, soạn Tuyên ngôn Độc lập; buổi tối, tại 48 Hàng Ngang, Bác tự đánh máy Tuyên ngôn độc lập.
  • Ngày 30/8, Bác mời một số đồng chí đến để trao đổi ý kiến.
Khám Phá Thêm:   Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 8 sách Cánh diều Ôn tập giữa kì 2 môn Lịch sử Địa lí 8 (Có đáp án)

– Phần (3): 14 giờ ngày 2 tháng 9, Bác đọc bản Tuyên ngôn độc lập ở quảng trường Ba Đình.

Soạn bài Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập – Mẫu 3

Câu 1. Văn bản Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập” thuật lại sự kiện gì, theo trình tự nào?

Văn bản Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập” thuật lại sự kiện quá trình Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập. Văn bản được trình bày theo trình tự thời gian.

Câu 2. Nêu nội dung chính của từng phần trong văn bản.

Nội dung chính của từng phần trong văn bản là:

  • Phần 1: Bác đề nghị Cơ quan Tình báo Chiến lược Mỹ cho mượn cuốn Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ.
  • Phần 2: quá trình viết Tuyên ngôn Độc lập
  • Phần 3: Tuyên ngôn Độc lập được đọc trước toàn thể quốc dân bào.

Câu 3. Kẻ bảng sau vào vở và ghi lại mỗi thông tin cụ thể trong phần 2 của văn bản (tương ứng với từng mốc thời gian) bằng một câu:

Mốc thời gian

Thông tin cụ thể

22-8-1945

Bác rời Tân Trào về Hà Nội

26-8-1945

Bác triệu tập cuộc họp Thường vụ Trung ương Đảng, chuẩn bị ra Tuyên ngôn độc lập.

27-8-1945

Bác tiếp các bộ trưởng mới, đề nghị Chính phủ ra mắt quốc dân, xét duyệt kĩ Tuyên ngôn độc lập.

28 và 29-8-1945

Bác tự đánh máy bản Tuyên ngôn độc lập.

30-8-1945

Bác mời một số đồng chí trao đổi về Tuyên ngôn độc lập.

2-9-1945

Bác đọc bản Tuyên ngôn độc lập

Câu 4. Các bức ảnh được đưa ra vào văn bản nhằm mục đích gì?

Các bức ảnh nhằm minh họa cho thông tin được đề cập đến, giúp cho văn bản thêm trực quan, sinh động hơn.

Câu 5. Em thấy thông tin nào trong văn bản cần chú ý nhất? Vì sao?

Các thông tin quan trọng là quá trình ra đời của bản Tuyên ngôn Độc lập với các mốc thời gian, sự kiện. Vì đây là thông tin chính mà văn bản muốn giới thiệu cho người đọc.

Câu 6. Tờ lịch sau đây nhắc đến sự kiện lịch sử nào và cho em biết những thông tin gì về sự kiện ấy? Cách trình bày thông tin về sự kiện lịch sử ở tờ lịch này có khác gì với văn bản Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập”

– Tờ lịch nhắc đến sự kiện lịch sử: vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, Bác Hồ thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

– Cách trình bày thông tin trong tờ lịch là tóm tắt về sự kiện Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, lời khẳng định của bản Tuyên ngôn.

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập – Cánh Diều 6 Ngữ văn lớp 6 trang 90 sách Cánh Diều tập 1 tại thcshuynhphuoc-np.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

Từ Khoá Liên Quan:

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn

Bài Viết Liên Quan

Nghị luận về sự cần thiết của việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp Tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng giao tiếp
Nghị luận về sự cần thiết của việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp Tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng giao tiếp
Phân tích truyện Con chó xấu xí của Kim Lân Viết văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm truyện
Phân tích truyện Con chó xấu xí của Kim Lân Viết văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm truyện
Viết đoạn văn khoảng 200 chữ phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng Những bài văn hay lớp 10
Viết đoạn văn khoảng 200 chữ phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng Những bài văn hay lớp 10
Previous Post: « Điểm chuẩn Học viện Ngoại giao 2022 Học viện Ngoại giao tuyển sinh 2022
Next Post: Văn mẫu lớp 10: Nghị luận về vấn đề nhìn nhận và sửa chữa sai lầm (Dàn ý + 5 Mẫu) Những bài văn hay lớp 10 »

Primary Sidebar

Công Cụ Hôm Nay

  • Thời Tiết Hôm Nay
  • Tử Vi Hôm Nay
  • Lịch Âm Hôm Nay
  • Lịch Thi Đấu Bóng Đá Hôm Nay
  • Giá Vàng Hôm Nay
  • Tỷ Giá Ngoaị Tệ Hôm Nay
  • Giá Xăng Hôm Nay
  • Giá Cà Phê Hôm Nay

Công Cụ Online

  • Photoshop Online
  • Casio Online
  • Tính Phần Trăm (%) Online
  • Giải Phương Trình Online
  • Ghép Ảnh Online
  • Vẽ Tranh Online
  • Làm Nét Ảnh Online
  • Chỉnh Sửa Ảnh Online
  • Upload Ảnh Online
  • Paint Online
  • Tạo Meme Online
  • Chèn Logo Vào Ảnh Online

Bài viết mới

  • Tiểu sử và Sự Nghiệp Của Ryan Sessegnon: Tài Năng Trẻ Đáng Chú Ý Trong Bóng Đá Anh
  • Phil Foden – Ngôi sao trẻ đầy triển vọng của bóng đá Anh
  • Các cầu thủ nổi tiếng bị rơi vào vòng lao lý
  • Ý Nghĩa Số Áo 14 Trong Bóng Đá
  • Nghị luận về sự cần thiết của việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp Tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng giao tiếp
  • Phân tích truyện Con chó xấu xí của Kim Lân Viết văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm truyện
  • Viết đoạn văn khoảng 200 chữ phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng Những bài văn hay lớp 10
  • Nghị luận về lối sống phông bạt của giới trẻ hiện nay Viết bài văn nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống
  • Phân tích đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện Con chó xấu xí Những bài văn hay lớp 11
  • Viết bài văn kể lại một câu chuyện về trí thông minh hoặc khả năng tìm tòi, sáng tạo của con người Kể lại một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe lớp 4 KNTT

Copyright © 2025 · Thcshuynhphuoc-np.edu.vn - Thông Tin Kiến Thức Bổ Ích