Thcshuynhphuoc-np.edu.vn - Thông Tin Kiến Thức Bổ Ích

Soạn bài Gò Me – Kết nối tri thức 7 Ngữ văn lớp 7 trang 93 sách Kết nối tri thức tập 1

Tháng 1 10, 2024 by Thcshuynhphuoc-np.edu.vn

Bạn đang xem bài viết Soạn bài Gò Me – Kết nối tri thức 7 Ngữ văn lớp 7 trang 93 sách Kết nối tri thức tập 1 tại thcshuynhphuoc-np.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Hôm nay, thcshuynhphuoc-np.edu.vn sẽ cung cấp đến các bạn học sinh tài liệu Soạn văn 7: Gò Me, thuộc sách Kết nối tri thức, tập 1.

Soạn bài Gò Me – Kết nối tri thức 7 Ngữ văn lớp 7 trang 93 sách Kết nối tri thức tập 1
Soạn bài Gò Me

Tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn học lớp 7 sinh khi chuẩn bị bài. Hãy cùng theo dõi chi tiết ngay sau đây.

Mục Lục Bài Viết

  • Soạn bài Gò Me
    • Trước khi đọc
    • Đọc văn bản
    • Sau khi đọc

Soạn bài Gò Me

Trước khi đọc

Câu 1. Em biết những bài thơ nào viết về miền đất Nam Bộ? Hãy đọc cho cả lớp nghe một đoạn thơ mà em yêu thích.

Gợi ý:

Một số bài thơ về miền đất Nam Bộ: Cửu Long Giang ta ơi (Nguyên Hồng), Gửi Nam Bộ mến yêu (Xuân Diệu), Ga Hàng Cỏ dọc đường Nam Bộ (Nguyễn Việt Chiến)…

Câu 2. Chia sẻ những điều em biết về vẻ đẹp của miền đất này.

  • Mảnh đất Nam Bộ: Miền đất với những cánh đồng mênh mông, Miền Tây sông nước, Rừng ngập mặn.
  • Con người Nam Bộ: chân chất, thẳng thắn, phóng khoáng…

* Bố cục:

  • Phần 1. Từ đầu đến “người tôi yêu”: khung cảnh thiên nhiên của Gò Me
  • Phần 2. Tiếp theo đến “lụa mềm lửng lơ”: hình ảnh người dân Gò Me
  • Phần 3. Còn lại: giai điệu của quê hương

* Nội dung: Bài thơ thể hiện tình yêu, nỗi nhớ dành cho quê hương, cùng với đó là niềm tự hào về vẻ đẹp của quê hương.

* Nghệ thuật: hình ảnh sinh động, ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ,…

Đọc văn bản

Câu 1. Ánh sáng, âm thanh và không gian miền quê Gò Me.

  • Ánh sáng hiện lên với nhiều màu sắc: ánh sáng trầm tĩnh của đốm hải đăng tắt, lóe; ánh sáng chói rực của mặt trời; ánh sáng lung linh của vầng trăng khuya.
  • Âm thanh vui tươi, rộn ràng: Tiếng nhạc ngựa leng keng, lao xao của vườn mía, nhẹ nhàng của những mái lá.
  • Không gian mênh mông, thoáng đãng: ruộng đồng, ao làng…
Khám Phá Thêm:   Lịch sử Địa lí lớp 5 Ôn tập học kì I Giải Lịch sử Địa lí lớp 5 Cánh diều trang 59, 60

Câu 2. Những chi tiết miêu tả các cô gái Gò Me.

Các cô gái Gò Me được miêu tả với những chi tiết:

  • Má núng đồng tiền duyên dáng
  • Nọc cấy, tay tròn, nghiêng nón làm duyên
  • Véo von điệu hát cổ truyền

=> Những cô gái duyên dáng, say mê lao động.

Câu 3. Những chi tiết miêu tả thiên nhiên Gò Me.

Những chi tiết miêu tả thiên nhiên Gò Me:

  • Nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo
  • Bướm chim bay lượn rập rờn
  • Chim cu gáy giữa trưa hanh nồng
  • Gió dìu xao xuyến bờ tre

=> Thiên nhiên thanh bình, đậm chất thôn quê.

Sau khi đọc

Trả lời câu hỏi

Câu 1. Qua nỗi nhớ của nhà thơ – một người con phải sống xa quê – cảnh sắc Gò Me hiện lên như thế nào?

Qua nỗi nhớ của nhà thơ – một người con phải sống xa quê – cảnh sắc Gò Me hiện lên chi tiết, sinh động. Từ vị trí địa lí đến thiên nhiên, con người.

Câu 2. Hình ảnh người dân Gò Me được tác giả khắc họa qua những chi tiết nào? Những chi tiết đó gợi cho em cảm nhận gì về con người nơi đây?

– Hình ảnh người dân Gò Me được tác giả khắc họa qua những chi tiết:

  • Các cô gái: Má núng đồng tiền duyên dáng; Nọc cấy, tay tròn, nghiêng nón làm duyên; Véo von điệu hát cổ truyền;
  • Nhân vật “tôi”: Nằm trên võng mẹ đưa; Cắt cỏ, chăn bò, Gối đầu lên áo; Năm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo.
  • Chị tôi: má đỏ, thẹn thò; giã me bên trã canh chua ngọt ngào

– Con người sống giản dị, yêu lao động và hòa hợp với thiên nhiên.

Xem thêm: Hình ảnh người dân Gò Me được tác giả khắc họa qua những chi tiết nào?

Câu 3. Nhớ đến Gò Me, tác giả nhớ da diết điệu hò quê hương. Việc nhà thơ hai lần dẫn lại câu hò gợi cho em suy nghĩ gì?

Khám Phá Thêm:   Cách tải PUBG PC và cấu hình máy tính chơi PUBG

Nhà thơ dẫn lại câu hò cho thấy nỗi nhớ, cũng như tình yêu da diết của tác giả với quê hương. Chính điệu hò đã góp phần làm nên nét đẹp cho mảnh đất này.

Câu 4. Bài thơ Gò Me có nhiều hình ảnh sinh động, giàu sức gợi. Em thích những hình ảnh nào? Vì sao?

  • Hình ảnh yêu thích: Tôi nằm trên võng mẹ đưa/Có chim cu gáy giữa trưa hanh nồng.
  • Nguyên nhân: Hình ảnh gợi về tuổi thơ của mỗi đứa trẻ sống ở làng quê, gắn bó và hòa hợp với thiên nhiên.

Câu 5. Nêu cảm nhận của em về tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước được thể hiện trong bài thơ.

Bài thơ thể hiện tình yêu, nỗi nhớ dành cho quê hương, cùng với đó là niềm tự hào về vẻ đẹp của quê hương.

Xem thêm: Cảm nhận về tình cảm của tác giả với quê hương, đất nước trong bài Gò Me 

Câu 6. Nhà thơ lấy tên một vùng đất làm nhan đề bài thơ. Hãy kể tên một số tác phẩm mà em đã học, đã đọc cũng có cách đặt nhan đề tương tự.

  • Một người Hà Nội (Nguyễn Hải)
  • Hà Nội băm sáu phố phường (Thạch Lam)
  • Việt Bắc (Tố Hữu)
  • Cô Tô (Nguyễn Tuân)
  • Truyện Tây Bắc (Tô Hoài)….

Viết kết nối với đọc

Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ từ: “Ôi, thuở ấu thơ” đến “Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ”.

Gợi ý:

Mẫu 1

Bài thơ “Gò Me” của Hoàng Tố Nguyên đã để lại cho em nhiều ấn tượng, đặc biệt là khổ thơ:

“Ôi, thuở ấu thơ
Cắt cỏ, chăn bò
Gối đầu lên áo
Nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo
Lòng nghe theo bướm, theo chim
Me non cong vắt lưỡi liềm
Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ ”

Với khổ thơ này, em như được nhớ lại những kỉ niệm về thời thơ ấu. Tất cả đã quá đỗi quen thuộc với công việc cắt cỏ, chăn bò. Hình ảnh nhân vật tôi nằm gối đầu lên áo, nằm dưới hàng me và lắng nghe gió thổi qua lá tre như tiếng sáo. Và lúc này, trong lòng tôi đang phiêu lãng theo cánh bướm, cánh chim. Không chỉ vậy, thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng đã được khắc họa rõ nét qua biện pháp so sánh “Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ”. Nhờ thể thơ bốn chữ kết hợp thể lục bát truyền thống và biện pháp so sánh, nhân hóa “nghe tre thổi sáo”, tác giả đã thành công trong việc bày tỏ tình cảm đối với quê hương.

Khám Phá Thêm:   Tập làm văn lớp 5: Làm biên bản một vụ việc Giải bài tập trang 161 Tiếng Việt 5 tập 1 - Tuần 16

Mẫu 2

Đến với bài thơ “Gò Me” của Hoàng Tố Nguyên, em cảm thấy rất yêu thích đoạn thơ:

“Ôi, thuở ấu thơ
Cắt cỏ, chăn bò
Gối đầu lên áo
Nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo
Lòng nghe theo bướm, theo chim
Me non cong vắt lưỡi liềm
Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ”

Chắc hẳn, mỗi người đều có những kỉ niệm tuổi thơ của riêng mình. Trong đoạn thơ này, tác giả đã gợi nhắc lại một tuổi thơ rất quen thuộc của những đứa trẻ làng quê. Đó là những ngày ở ngoài đồng cắt cỏ, chăn bò hay gối đầu lên áo. Đó là những ngày nằm dưới hàng me, lắng nghe tiếng tre rì rào, lòng theo bướm theo chim. Nhà thơ như chìm vào không gian của tuổi thơ. Với hình ảnh quả me non được liên tưởng với lưỡi liềm, còn chiếc lá xanh như dải lụa. Những liên tưởng, so sánh giàu sức gợi hình. Thiên nhiên hiện lên mới tươi vui, sức sống làm sao!

Xem thêm: Cảm nhận về đoạn từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Gò Me – Kết nối tri thức 7 Ngữ văn lớp 7 trang 93 sách Kết nối tri thức tập 1 tại thcshuynhphuoc-np.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

Từ Khoá Liên Quan:

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn

Bài Viết Liên Quan

Nghị luận về sự cần thiết của việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp Tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng giao tiếp
Nghị luận về sự cần thiết của việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp Tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng giao tiếp
Phân tích truyện Con chó xấu xí của Kim Lân Viết văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm truyện
Phân tích truyện Con chó xấu xí của Kim Lân Viết văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm truyện
Viết đoạn văn khoảng 200 chữ phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng Những bài văn hay lớp 10
Viết đoạn văn khoảng 200 chữ phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng Những bài văn hay lớp 10
Previous Post: « Viết đoạn văn tả một bộ phận của cây thay đổi ở những thời điểm khác nhau (3 mẫu) Luyện tập tả cây cối – Tiếng Việt 4 Cánh diều
Next Post: Bài giảng điện tử môn Đạo đức 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Giáo án PowerPoint Đạo đức lớp 1 »

Primary Sidebar

Công Cụ Hôm Nay

  • Thời Tiết Hôm Nay
  • Tử Vi Hôm Nay
  • Lịch Âm Hôm Nay
  • Lịch Thi Đấu Bóng Đá Hôm Nay
  • Giá Vàng Hôm Nay
  • Tỷ Giá Ngoaị Tệ Hôm Nay
  • Giá Xăng Hôm Nay
  • Giá Cà Phê Hôm Nay

Công Cụ Online

  • Photoshop Online
  • Casio Online
  • Tính Phần Trăm (%) Online
  • Giải Phương Trình Online
  • Ghép Ảnh Online
  • Vẽ Tranh Online
  • Làm Nét Ảnh Online
  • Chỉnh Sửa Ảnh Online
  • Upload Ảnh Online
  • Paint Online
  • Tạo Meme Online
  • Chèn Logo Vào Ảnh Online

Bài viết mới

  • Tiểu sử và Sự Nghiệp Của Ryan Sessegnon: Tài Năng Trẻ Đáng Chú Ý Trong Bóng Đá Anh
  • Phil Foden – Ngôi sao trẻ đầy triển vọng của bóng đá Anh
  • Các cầu thủ nổi tiếng bị rơi vào vòng lao lý
  • Ý Nghĩa Số Áo 14 Trong Bóng Đá
  • Nghị luận về sự cần thiết của việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp Tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng giao tiếp
  • Phân tích truyện Con chó xấu xí của Kim Lân Viết văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm truyện
  • Viết đoạn văn khoảng 200 chữ phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng Những bài văn hay lớp 10
  • Nghị luận về lối sống phông bạt của giới trẻ hiện nay Viết bài văn nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống
  • Phân tích đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện Con chó xấu xí Những bài văn hay lớp 11
  • Viết bài văn kể lại một câu chuyện về trí thông minh hoặc khả năng tìm tòi, sáng tạo của con người Kể lại một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe lớp 4 KNTT

Copyright © 2025 · Thcshuynhphuoc-np.edu.vn - Thông Tin Kiến Thức Bổ Ích