Bạn đang xem bài viết Soạn bài Đi tìm mặt trời (trang 116) Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 1 – Tuần 14 tại thcshuynhphuoc-np.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Soạn bài Đi tìm mặt trời giúp các em học sinh lớp 3 hiểu rõ ý nghĩa bài đọc, cũng như nội dung chính để nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 116, 117, 118, 119.
Bên cạnh đó, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Tập đọcĐi tìm mặt trời – Tuần 14 của Bài 26 Chủ đề Cộng đồng gắn bó theo chương trình mới. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của thcshuynhphuoc-np.edu.vn để chuẩn bị thật tốt cho tiết học.
Soạn bài phần Đọc: Đi tìm mặt trời
Khởi động
Hãy tưởng tượng: Nếu không có mặt trời, điều gì sẽ xảy ra?
Trả lời:
Nếu không có mặt trời thì trái đất sẽ không có ánh sáng. Con người sẽ sống trong bóng tối, không thể phát triển được.
Bài đọc
Đi tìm mặt trời
Ngày xưa, muôn loài sống trong rừng già tối tăm, ẩm ướt. Gõ kiến được giao nhiệm vụ đến các nhà hỏi xem ai có thể đi tìm mặt trời.
Gõ kiến gõ cửa nhà công, công mải múa. Gõ cửa nhà liếu điếu, liếu điếu bận cãi nhau. Gõ cửa nhà chích chòe, chích chòe mải hót,… Chỉ có gà trống nhận lời đi tìm mặt trời.
Gà trống bay từ bụi mây lên rừng nứa. Từ rừng nứa lên rừng lim. Từ rừng lim lên rừng chò. Gà trống bay đến cây chò cao nhất, nhìn lên thấy mây bồng bềnh và sao nhấp nháy. Nó đậu ở đấy chờ mặt trời.
Gió lạnh rít ù ù. Mấy lần gà trống suýt ngã. Nó quắp những ngón chân thật chặt vào thân cây. Chờ mãi, đợi mãi… Nghĩ thương các bạn sống trong tối tăm, ẩm ướt, gà trống đấm ngực kêu to:
– Trời đất ơi…. ơi…!
Kì lạ thay, gà trống vừa dứt tiếng kêu đầu thì sương tan. Dứt tiếng kêu thứ hai, sao lặn. Dứt tiếng kêu thứ ba, đằng đông ửng sáng, mặt trời hiện ra. Mặt trời vươn những cánh tay ánh sáng đính lên đầu gà trống một cụm lửa hồng.
Gà trống vui sướng bay về. Bay tới đâu, ánh sáng theo đến đấy. Đất rừng sáng tươi như tranh vẽ.
Từ đó, khi gà trống cất tiếng gáy là mặt trời hiện ra, chiếu ánh sáng cho mọi người, mọi vật.
(Theo Vũ Tú Nam)
Từ ngữ:
– Liếu điếu: loài chim nhỏ, lông màu xám, tiếng hót nghe như tên gọi của nó.
– Chò: cây rừng to, thân tròn và thẳng, tán lá gọn.
Câu 1
Vì sao gõ kiến phải đi các nhà hỏi xem ai có thể đi tìm mặt trời?
Trả lời:
Gõ kiến phải đi các nhà hỏi xem ai có thể đi tìm mặt trời vì ngày xưa muôn loài sống trong rừng già tối tăm, ẩm ướt.
Câu 2
Gõ kiến đã gặp những ai để nhờ đi tìm mặt trời? Kết quả ra sao?
Trả lời:
Gõ kiến đã gặp công, liếu điếu, chích chòe và gà trống để nhờ đi tìm mặt trời. Kết quả là chỉ có gà trống nhận lời đi tìm mặt trời.
Câu 3
Kể lại hành trình đi tìm mặt trời đầy gian nan của gà trống.
Trả lời:
Gà trống bay từ bụi mây lên rừng nứa. Từ rừng nứa lên rừng lim. Từ rừng lim lên rừng chò. Gà trống bay lên cây chò cao nhất, nhìn lên thấy mây bồng bềnh và sao nhấp nháy.
Câu 4
Theo em, vì sao gà trống được mặt trời tặng một cụm lửa hồng?
Trả lời:
Gà trống được mặt trời tặng cho một cụm lửa hồng vì gà trống đã rất cố gắng, nỗ lực để đi tìm mặt trời xin ánh sáng về cho khu rừng.
Câu 5
Câu chuyện muốn nói lên điều gì?
a. Giải thích lí do gà trống có chiếc mào đỏ trên đầu.
b. Mặt trời thức dậy chiếu sáng là nhờ tiếng gáy của gà trống.
c. Ca ngợi việc làm cao đẹp vì cộng đồng.
d. Nêu ý kiến khác của em.
Trả lời:
Theo em, câu chuyện ca ngợi những việc làm cao đẹp vì cộng đồng. Gà trống đã không ngại khó khăn, vất vả đi tìm mặt trời và mang ánh nắng về cho khu rừng. Việc làm đó rất đáng được ca ngợi.
Soạn bài phần Viết: Ôn chữ viết hoa L
Câu 1
Viết tên riêng: Lam Sơn
Câu 2
Viết câu:
Cao nhất là núi Lam Sơn
Có ông Lê Lợi chặn đường giặc Minh
(Ca dao)
Soạn bài phần Luyện tập
Luyện từ và câu
Câu 1: Tìm trong những từ dưới đây các cặp từ có nghĩa trái ngược nhau.
M: vui – buồn
Trả lời:
Các cặp từ trái ngược là:
- đẹp – xấu
- nóng – lạnh
- bé – lớn
Câu 2: Tìm từ ngữ chỉ đặc điểm có nghĩa trái ngược nhau
M: nhanh – chậm
Những từ chỉ đặc điểm có nghĩa trái ngược nhau là: cao – thấp, to – nhỏ, lớn – bé, nhiều – ít, xa – gần.
Câu 3: Đọc lại câu chuyện Đi tìm mặt trời, đặt câu khiến trong tình huống sau:
a. Đóng vai gõ kiến, nhờ công, liếu điếu hoặc chích chòe đi tìm mặt trời.
b. Đóng vai gà trống, nói lời đề nghị mặt trời chiếu ánh sáng cho khu rừng tối tăm, ẩm ướt.
Trả lời:
a.
- Công ơi, cậu giúp khu rừng của mình đi tìm mặt trời nhé!
- Liếu điếu hãy đi tìm mặt trời giúp khu rừng nhé!
- Cậu đi tìm mặt trời giúp khu rừng nha chích chòe!
b. Xin mặt trời hãy chiếu sáng cho khu rừng tăm tối của chúng tôi!
Luyện viết đoạn
Câu 1: Kể tên một số câu chuyện em yêu thích
Trả lời:
Một số câu chuyện em yêu thích là: Thánh Gióng, Cây tre trăm đốt, Thạch Sanh, Tấm Cám, Cô bé lọ lem, Chú mèo đi hia, Ông lão đánh cá và con cá vàng,…
Câu 2: Hỏi – đáp về nhân vật em thích hoặc không thích trong câu chuyện đã nghe, đã đọc
G:
- Em muốn nói về nhân vật nào, trong câu chuyện nào? Vì sao em muốn nói về nhân vật đó?
- Em thích hoặc không thích nhân vật đó ở điểm nào? (ngoại hình, tính nết, hành động, suy nghĩ, tình cảm, lời nói,…)
- Nêu rõ lí do vì sao em thích hoặc không thích điều đó ở nhân vật.
Trả lời:
– Cậu không thích nhân vật nào trong câu chuyện Tấm Cám?
– Tớ không thích nhân vật dì ghẻ. Dì ghẻ là người độc ác, xảo quyệt. Bà ấy đã nhiều lần xúi giục Cám giết hại Tấm để cướp ngôi hoàng hậu.
– Cậu thích nhân vật nào trong chuyện Cô bé Lọ Lem?
– Tớ thích nhân vật bà tiên nhất. Bà tiên có phép thuật tài giỏi, có thể giúp được rất nhiều người. Bà đã biến ra quần áo đẹp, xe ngựa đẹp và cả đôi giày thủy tinh lộng lẫy cho Lọ Lem. Nếu như trên đời này có bà tiên thật thì tốt biết mấy.
Câu 3: Viết 2 – 3 câu nêu lí do em thích hoặc không thích nhân vật trong câu chuyện đã nghe, đã đọc.
Trả lời:
Em không thích nhân vật Lý Thông trong câu chuyện Thạch Sanh. Lý Thông là một người mưu mô, nham hiểm. Ông ta đã lợi dụng lòng tốt và hãm hại Thạch Sanh.
Em thích nhân vật cô bé Lọ Lem. Cô bé Lọ Lem rất xinh đẹp, hát hay. Ngoài ra, cô ấy còn rất may mắn vì đã nhận được sự giúp đỡ của bà tiên.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Đi tìm mặt trời (trang 116) Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 1 – Tuần 14 tại thcshuynhphuoc-np.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Từ Khoá Liên Quan: