Bạn đang xem bài viết Soạn bài Các phương châm hội thoại Soạn văn 9 tập 1 bài 1 (trang 8) tại thcshuynhphuoc-np.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Thông qua bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các phương châm hội thoại được đề cập trong bài “Soạn văn 9 tập 1 bài 1” (trang 8). Hội thoại, như là một hình thức giao tiếp văn bản, đóng vai trò quan trọng trong việc truyền đạt thông điệp và tạo nên những tình huống giao tiếp sống động trong văn bản. Bài học này nhằm giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những phương châm cơ bản trong việc soạn hội thoại, từ đó nâng cao kỹ năng viết văn của mình. Chúng ta sẽ đi sâu vào các yếu tố quan trọng như cách xây dựng câu hỏi thông minh, sử dụng ngôn từ phù hợp và đảm bảo tính chân thực trong hội thoại. Bằng cách áp dụng những phương châm này, chúng ta sẽ có khả năng viết hội thoại một cách tự nhiên, sáng tạo và cung cấp những thông tin cần thiết cho độc giả.
Kiến thức về các phương châm hội thoại rất cần thiết trong giao tiếp. Chính vì vậy, trong chương tình Ngữ văn lớp 9, các em học sinh sẽ được học về các phương châm hội thoại.
thcshuynhphuoc-np.edu.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 9: Các phương châm hội thoại. Mời các bạn học sinh cùng tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.
Soạn bài Các phương châm hội thoại – Mẫu 1
I. Lí thuyết
1. Phương châm về lượng
– Khi giao tiếp cần nói có nội dung, nội dung cần đúng với yêu cầu của cuộc giao tiếp.
– Nội dung không được thừa hay thiếu để tránh người nghe không hiểu hoặc hiểu lầm ý của người nói.
2. Phương châm về chất
Khi giao tiếp cần tuân thủ phương châm về chất: Không nói những điều mà mình không tin là đúng hoặc những điều không có bằng chứng xác thực.
II. Bài tập ôn luyện
Câu 1. Xác định các câu trên đã vi phạm phương châm nào?
a. Con gà là một loại gia cầm được nuôi ở nhà
b.
– Ba ơi, mặt trời mọc phía nào vậy ạ?
– Mặt trời mọc đằng Tây, con à!
Câu 2. Đặt câu với các từ: nói có sách, mách có chứng; nói dối; nói mò.
Gợi ý:
Câu 1.
a. Phương châm về lượng (gia cầm – nuôi ở nhà)
b. Phương châm về chất (Mặt trời mọc đằng Tây)
Câu 2.
- Tôi nói có sách, mách có chứng.
- Cậu ta đã nói dối cô việc bị ốm.
- Anh ta nói mò mà cũng đúng.
Soạn văn Các phương châm hội thoại – Mẫu 2
I. Phương châm về lượng
1. Đọc đoạn văn trong SGK và trả lời câu hỏi
– Khi An hỏi “học bơi ở đâu” mà Ba trả lời là “ở dưới nước” thì câu trả lời không đáp ứng được điều An muốn biết (đó là An Ba học ở trung tâm dạy bơi nào, địa chỉ cụ thể ở đâu…).
– Cần trả lời như: Tớ học bơi ở Cung văn hóa Hà Nội… (Phải làm rõ địa chỉ nơi dạy bơi).
– Bài học: Khi giao tiếp, cần nói có nội dung, tránh lạc đề khiến người khác khó hiểu.
2. Đọc truyện cười trong SGK và trả lời câu hỏi
* Truyện gây cười ở chỗ: Anh chàng có áo lợn cưới hỏi một đằng, Anh chàng có mới trả lời một nẻo. Cả hai đều muốn khoe khoang của cải của mình.
* Cần hỏi và trả lời như sau:
– Bác có thấy con lợn của tôi chạy qua đây không?
– Tôi chẳng thấy con lợn nào cả.
* Yêu cầu: Nội dung giao tiếp không thừa, cũng không được thiếu.
Tổng kết: Khi giao tiếp cần tuân thủ phương châm về lượng:
– Khi giao tiếp cần nói có nội dung, nội dung cần đúng với yêu cầu của cuộc giao tiếp.
– Nội dung không được thừa hay thiếu để tránh người nghe không hiểu hoặc hiểu lầm ý của người nói.
II. Phương châm về chất
Đọc truyện trong SGK và trả lời câu hỏi.
– Truyện cười trên phê phán tính khoác lác của con người.
– Trong giao tiếp: Cần tránh nói những điều mà người khác sẽ không tin hay không có chứng cứ xác thực.
Tổng kết: Khi giao tiếp cần tuân thủ phương châm về chất: Không nói những điều mà mình không tin là đúng hoặc những điều không có bằng chứng xác thực.
III. Luyện tập
Câu 1. Vận dụng phương châm về lượng để phân tích lỗi trong những câu sau:
a. Trâu là một loài gia súc nuôi ở nhà.
– Câu trên vi phạm phương châm về lượng khi thừa nội dung.
– Gia súc: Vốn để chỉ những vật nuôi ở nhà, nên cụm từ “nuôi ở nhà” là không nội dung thừa.
b. Én là một loài chim có hai cánh.
– Câu trên vi phạm phương châm về lượng khi thừa nội dung.
– Tất cả các loài chim đều có hai cánh, nên cụm từ “có hai cánh” là nội dung thừa.
Câu 2. Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống.
– Điền:
a. Nói có căn cứ chắc chắn là nói có sách, mách có chứng.
b. Nói sai sự thật một cách có ý, nhằm che giấu điều gì đó là nói dối.
c. Nói một cách hú họa, không có căn cứ là nói mò.
d. Nói nhảm nhí, vu vơ là nói nhăng, nói cuội.
e. Nói khoác lác, làm ra vẻ tài giỏi hoặc nói những chuyện bông đùa, khoác lác cho vui là nói trạng.
– Các từ trên đều chỉ phương châm hội thoại về chất.
Câu 3. Đọc truyện cười trong SGK và cho biết phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ.
– Trong truyện, phương châm hội thoại về lượng đã không được tuân thủ.
– Anh chàng trong câu chuyện đã hỏi một câu hỏi vô nghĩa. Nếu người bà của người bạn không nuôi được bố của anh ta, thì làm gì có anh ta ở hiện tại.
Câu 4. Vận dụng phương châm hội thoại đã học để giải thích vì sao người nói đôi khi phải dùng những cách diễn đạt như:
a. như tôi được biết, tôi tin rằng, nếu tôi không lầm…
Cách diễn đạt trên nhằm tuân thủ phương châm về chất khi người nói không chắc chắn về vấn đề được nói đến.
b. như tôi đã trình bày, như mọi người đều biết.
Cách diễn đạt trên nhằm tránh vi phạm phương châm về lượng, khi nói đến những vấn đề quen thuộc, người khác đã biết thì không cần nhắc lại khiến cho nội dung bị thừa.
Câu 5. Giải thích nghĩa của các thành ngữ và cho biết những thành ngữ này có liên quan đến phương châm hội thoại nào:
– ăn đơm nói đặt: vu khống, điều cho người khác
– ăn ốc nói mò: nói không có căn cứ, hú họa.
– ăn không nói có: bịa đặt ra những điều không có thật.
– cãi chày cãi cối: cố tranh cãi dù không có lý lẽ
– khua môi múa mép: những người khoác lác, ba hoa
– nói dơi nói chuột: nói lăng nhăng, không đúng sự thật
– hứa hươu, hứa vượn: lời hứa nói ra rồi để đấy chứ không làm.
Cách thành ngữ trên đều vi phạm phương châm về chất (nói những điều không có chứng cứ xác thực).
IV. Bài tập ôn luyện
Đọc truyện cười sau và cho biết truyện đã vi phạm phương châm hội thoại nào?
Nói có đầu có đuôi
Lão nhà giàu nọ có anh đầy tớ tính rất bộp chộp, thấy gì nói ấy, gặp đâu nói đó, chẳng có đầu có đuôi gì cả. Lão mới gọi anh ta bảo:
– Mày ăn nói chẳng có đầu có đuôi gì cả, người ta cười cả tao lẫn mày. Từ rày nói cái gì thì phải nói cho có đầu có đuôi nghe không?
Anh đầy tớ vâng vâng dạ dạ.
Một hôm lão mặc quần áo sắp sửa đi chơi, đang ngồi hút thuốc thì thấy anh đầy tớ đứng chắp tay trịnh trọng nói:
– Thưa ông, con tằm nó nhả tơ, người ta đem tơ đi bán cho người Tàu, người Tàu đem dệt thành the rồi bán sang ta. Ông đi mua the về may thành áo. Hôm nay ông mặc áo, ông hút thuốc. Tàn thuốc nó rơi vào áo ông, và áo ông đang cháy…
Lão giật mình nhìn xuống thì áo đã cháy to bằng bàn tay rồi.
(Truyện cười dân gian Việt Nam)
Gợi ý:
– Anh chàng trong câu chuyện đã vi phạm phương châm về lượng.
– Anh ta đã nói thừa nội dung (quá trình hình thành nên cái áo) khi muốn thông báo cho ông chủ cái áo của ông ta bị cháy: “…con tằm nó nhả tơ, người ta đem tơ đi bán cho người Tàu, người Tàu đem dệt thành the rồi bán sang ta. Ông đi mua the về may thành áo. Hôm nay ông mặc áo, ông hút thuốc. Tàn thuốc nó rơi vào áo ông…”
=> Yếu tố gây cười cho câu chuyện.
Soạn bài Các phương châm hội thoại – Mẫu 3
I. Luyện tập
Câu 1. Vận dụng phương châm về lượng để phân tích lỗi trong những câu sau:
a. Trâu là một loài gia súc nuôi ở nhà.
– Vi phạm phương châm về lượng.
– Gia súc: chỉ những vật nuôi ở nhà, cụm từ “nuôi ở nhà” là nội dung bị thừa.
b. Én là một loài chim có hai cánh.
– Vi phạm phương châm về lượng
– Các loài chim đều có hai cánh, nên cụm từ “có hai cánh” là nội dung thừa.
Câu 2. Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống.
a. nói có sách, mách có chứng.
b. nói dối.
c. nói mò.
d. nói nhăng, nói cuội.
e. nói trạng.
=> Các từ trên đều chỉ phương châm hội thoại về chất.
Câu 3. Đọc truyện cười trong SGK và cho biết phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ.
– Trong truyện, phương châm hội thoại về lượng đã không được tuân thủ.
– Anh chàng trong câu chuyện đã hỏi một câu hỏi vô nghĩa. Nếu người bà của người bạn không nuôi được bố của anh ta, thì làm gì có anh ta ở hiện tại.
Câu 4. Vận dụng phương châm hội thoại đã học để giải thích vì sao người nói đôi khi phải dùng những cách diễn đạt như:
a. như tôi được biết, tôi tin rằng, nếu tôi không lầm…
Cách diễn đạt trên nhằm tuân thủ phương châm về chất khi người nói không chắc chắn về vấn đề được nói đến.
b. như tôi đã trình bày, như mọi người đều biết.
Cách diễn đạt trên nhằm tránh vi phạm phương châm về lượng, khi nói đến những vấn đề quen thuộc, người khác đã biết thì không cần nhắc lại khiến cho nội dung bị thừa.
Câu 5. Giải thích nghĩa của các thành ngữ và cho biết những thành ngữ này có liên quan đến phương châm hội thoại nào:
– ăn đơm nói đặt: vu khống, điều cho người khác
– ăn ốc nói mò: nói không có căn cứ, hú họa.
– ăn không nói có: bịa đặt ra những điều không có thật.
– cãi chày cãi cối: cố tranh cãi dù không có lý lẽ
– khua môi múa mép: những người khoác lác, ba hoa
– nói dơi nói chuột: nói lăng nhăng, không đúng sự thật
– hứa hươu, hứa vượn: lời hứa nói ra rồi để đấy chứ không làm.
=> Cách thành ngữ trên đều vi phạm phương châm về chất (nói những điều không có chứng cứ xác thực).
II. Bài tập ôn luyện
Câu 1. Các câu sau vi phạm phương châm nào?
a. Từ nãy đến giờ, cậu ta cứ nói nhăng, nói cuội.
b.
– Hoàng ơi, cậu đi học lúc mấy giờ?
– Tớ đi học vào lúc sáu giờ khi em trai tớ vẫn chưa ngủ dậy!
Câu 2. Đọc truyện sau và cho biết nhân vật trong truyện đã vi phạm phương châm hội thoại nào?
Trứng vịt muối
Hai anh em nhà nọ vào quán ăn cơm. Nhà quán dọn cơm trứng vịt muối cho ăn. Người em hỏi anh:
– Cùng là trứng vịt mà sao quả này lại mặn nhỉ?
– Chú hỏi thế người ta cười cho đấy. – Người anh bảo. – Quả trứng vịt muối mà cũng không biết.
– Thế trứng vịt muối ở đâu ra?
Người anh ra vẻ thông thạo, bảo:
– Chú mày kém thật! Có thế mà cũng không biết. Con vịt muối thì nó đẻ ra trứng vịt muối chứ sao.
(Theo Truyện cười dân gian Việt Nam)
Gợi ý:
Câu 1.
a. Phương châm về chất
b. Phương châm về lượng (thừa nội dung: khi em trai tớ vẫn chưa ngủ dậy)
Câu 2.
Nhân vật người anh đã vi phạm phương châm về chất. Người anh đã nói đến một vấn đề không đúng với thực tế: con vịt muối thì để ra trứng vịt muối.
Trong bài viết “Các phương châm hội thoại” trên 9 Soạn văn tập 1, chúng ta được lưu ý về những nguyên tắc cơ bản trong giao tiếp hội thoại giữa các cá nhân. Qua việc đọc và nghiên cứu bài viết này, tôi nhận thấy rằng việc áp dụng những phương châm hội thoại này không chỉ giúp chúng ta truyền đạt thông điệp một cách hiệu quả mà còn tạo dựng và duy trì những mối quan hệ tốt với mọi người xung quanh.
Đầu tiên, bài viết nhấn mạnh rằng trong hội thoại, chúng ta nên lắng nghe một cách chân thành và tôn trọng người đối diện. Điều này đòi hỏi chúng ta phải dành thời gian và quan tâm cho người khác, để hiểu rõ ý kiến, suy nghĩ và cảm xúc của họ trước khi đưa ra phản hồi. Quan điểm này không chỉ giúp chúng ta xây dựng những mối quan hệ tốt mà còn thể hiện tôn trọng và lịch sự trong giao tiếp.
Thứ hai, bài viết cũng chú trọng đến việc sử dụng ngôn từ và cách diễn đạt một cách sáng suốt và tử tế. Khi tham gia vào cuộc trò chuyện, chúng ta cần nắm vững văn hóa giao tiếp, tránh sử dụng ngôn ngữ thô tục, lừa dối hoặc xúc phạm người khác. Đồng thời, chúng ta cần biết cách dùng từ ngữ một cách đúng đắn và sắc sảo để truyền đạt ý kiến và ý tưởng của mình một cách rõ ràng và thành công hơn.
Cuối cùng, bài viết cũng nhấn mạnh đến ý thức đảm nhận và chịu trách nhiệm trong giao tiếp. Chúng ta cần nhớ rằng hội thoại là một quá trình tương tác hai chiều, vì vậy nếu chúng ta không thể nhận được thông điệp một cách rõ ràng hoặc không hiểu được ý kiến của người khác, chúng ta cần chủ động yêu cầu và trao đổi để đạt được sự hiểu biết thông qua tương tác.
Tổng kết lại, việc áp dụng các phương châm hội thoại trong cuộc sống hàng ngày là vô cùng cần thiết để xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với mọi người xung quanh. Lắng nghe, lịch sự, rõ ràng trong ngôn ngữ và sẵn lòng tương tác là những yếu tố quan trọng để chúng ta có thể giao tiếp một cách hiệu quả và tạo dựng sự tôn trọng và đồng cảm với người khác.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Các phương châm hội thoại Soạn văn 9 tập 1 bài 1 (trang 8) tại thcshuynhphuoc-np.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Từ Khoá Liên Quan:
1. Phương châm
2. Hội thoại
3. Soạn bài
4. Văn 9 tập 1
5. Bài 1 (trang 8)
6. Chủ đề
7. Các phương châm hội thoại
8. Chân thành
9. Tôn trọng
10. Lắng nghe
11. Sẵn lòng giúp đỡ
12. Ý thức tương tác
13. Làm chủ bản thân
14. Truyền đạt thông tin một cách rõ ràng
15. Tạo môi trường hòa đồng và nhân ái.