Hãy cùng Thcshuynhphuoc-np.edu.vn tìm hiểu một số mẫu sơ đồ tư duy Kiều ở lầu Ngưng Bích ngay trong bài viết dưới đây.
Để hệ thống kiến thức trong tác phẩm Kiều ở lầu Ngưng Bích của tác giả Nguyễn Du một cách ngắn gọn và dễ hiểu, hãy cùng Thcshuynhphuoc-np.edu.vn tìm hiểu một số mẫu sơ đồ tư duy Kiều ở lầu Ngưng Bích ngay trong bài viết dưới đây.
1. Sơ Đồ Tư Duy Kiều Bài Ở Lầu Ngưng Bích Dễ Hiểu
Khi Kiều đang một mình bơ vơ dưới góc bể chân trời ở lầu Ngưng Bích với nỗi cô đơn cố hữu bủa vây, thì nỗi nhớ gia đình, nỗi nhớ người yêu đến như một lẽ tự nhiên, rất phù hợp với tâm lý của con người xa quê.
Tám câu thơ tiếp theo là nỗi niềm nhớ thương Kim Trọng và cha mẹ của Kiều. Đến đây, chúng ta thấy được sự tài tình trong cách dùng từ rất khéo léo, đắc địa của nhà thơ.
Kiều nhìn cảnh vật buồn rồi liên tưởng đến Kim Trọng chưa biết gì đang đợi tin tức của mình vô ích, nàng cảm thấy tủi thân, lạc lõng nơi đất khách, nhớ đến cha mẹ già ở nhà không ai phụng dưỡng, tự trách mình không thể báo hiếu cho cha mẹ.
Kiều còn nhớ tới quê hương, khóc thương cho số phận bi thảm, bấp bênh vô định của mình, để rồi nỗi buồn ấy từ từ tăng lên đến mức “ ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”.
Dưới đây, Thcshuynhphuoc-np.edu.vn Math gửi đến bạn sơ đồ tư duy Kiều ở Lầu ngưng Bích ngắn gọn, dễ hiểu nhất:
2. Đôi nét về tác giả và tác phẩm
Để hiểu rõ hơn về tác phẩm cũng như các mẫu sơ đồ tư duy Kiều ở lầu Ngưng Bích, mời bạn đọc tham khảo qua về nhà thơ Nguyễn Du và đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” ngay trong phần dưới đây.
Tác giả
Nguyễn Du (1765 – 1820) có tên chữ Tố Như, tên hiệu Thanh Hiên, quê cha ở xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Tuy nhiên, ông sinh ra ở Thăng Long và sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, có truyền thống văn học, nhiều đời làm quan. Nhờ đó Nguyễn du dễ dàng học hỏi tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn hóa khác nhau.
Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với thời kỳ lịch sử đầy biến động của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – XIX. Nguyễn Du sớm mồ côi cả cha lẫn mẹ từ nhỏ, phải ở với anh trai là Nguyễn Khản. Gia đình tan tác, bản thân ông cũng đã từng phiêu bạt nhiều năm ở quê vợ Thái Bình. Nhưng chính những vất vả, cơ cực, vất vả đó đã hun đúc cho ông vốn sống quý giá, và niềm cảm thông, sự am hiểu sâu sắc với những đau khổ của nhân dân.
Văn chương của Nguyễn du thể hiện tư tưởng nhân đạo, luôn đề cao giá trị nhân văn con người cũng như giá trị hiện thực sâu sắc, phản ánh một cách chân thực xã hội đen tối, bất công nói chung và cuộc đời cơ cực của ông nói riêng. Đó là kết quả rút ra từ quá trình quan sát, suy ngẫm về cuộc đời, về con người của tác giả.
Tác phẩm
Vị trí đoạn trích
Đoạn trích nằm ở phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc trong tác phẩm “ Truyện Kiều”. Sau khi bị Mã Giám Sinh lừa gạt, bị Tú Bà mắng nhiếc nhục mạ, Kiều kiên quyết không chịu chấp nhận cuộc sống lầu xanh. Đau đớn, căm hận, phẫn uất, nàng có ý định tự vẫn.
Song Tú Bà sợ mất vốn liếng bèn lựa lời khuyên ngăn, đưa nàng ra lầu Ngưng Bích sống riêng với lời hứa hẹn rằng sẽ gả nàng cho người tử tế khi nàng bình phục nhưng thực chất đây chỉ là cái cớ để giam lỏng nàng nhằm thực hiện âm mưu mới tàn bạo và đê tiện hơn.
Bố cục
-
6 câu đầu: Hoàn cảnh cô đơn cố hữu của Thúy Kiều
-
8 câu tiếp theo: Nỗi nhớ thương Kim Trọng và nỗi niềm nhớ thương cha mẹ của Kiều
-
8 câu cuối: Tâm trạng đau buồn và dự cảm trước tương lai đầy sóng gió
Giá trị nội dung
Đoạn trích đã miêu tả một cách chân thực cảnh ngộ buồn tủi, cô đơn, đáng thương cùng với nỗi nhớ người thân da diết và tấm lòng hiếu thảo, thủy chung của Thúy Kiều khi bị “ khóa xuân” ở lầu Ngưng Bích.
Giá trị nghệ thuật
Đoạn trích thành công ở nghệ thuật miêu tả nội tâm phong phú đặc sắc với bút pháp tả cảnh ngụ tình được xem là đặc sắc, đắt giá nhất trong Truyện Kiều.
3. Một số mẫu sơ đồ tư duy bài kiều ở lầu ngưng bích
Sơ đồ tư duy 8 câu thơ giữa của đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”
Kiều ở lầu Ngưng Bích là một đoạn trích miêu tả bộc lộ sự cô đơn, nỗi nhớ người thân da diết của Kiều qua những dòng thơ độc thoại nội tâm. Khi phân tích 8 câu thơ giữa, bạn đọc sẽ nắm được những diễn biến tâm trạng của nàng Kiều khi đứng trước sự mênh mông của cảnh vật trong đêm ở lầu Ngưng Bích
Sơ đồ tư duy Kiều bài ở lầu Ngưng bích 8 câu thơ cuối
8 câu thơ cuối là những vần thơ có sức ám ảnh nhất của đoạn trích, diễn tả thành công tâm trạng đau buồn cũng như “nỗi lòng tê tái” của Kiều trong những ngày đầu tiên của kiếp đoạn trường ấy. Ở nơi “khóa xuân” này, Kiều chỉ biết lấy thiên nhiên làm điểm tựa, và nhờ điểm tựa đó nàng tự nhận thức về số kiếp bấp bênh của mình. Tầm nhìn của nàng luôn hướng ra xa, bởi có lẽ nơi xa đó là nhà nàng, là nơi có những người thân yêu mà nàng nhớ mong nhất.
Trên đây là một số mẫu sơ đồ tư duy Kiều ở lầu Ngưng Bích mà bạn có thể tham khảo để tìm hiểu rõ hơn về tác phẩm này. Đây là một tác phẩm văn học hay với nhiều giá trị nhân văn và đạo đức mà nhà thơ muốn truyền tải. Hy vọng thông qua những sơ đồ tư duy của Thcshuynhphuoc-np.edu.vn Math sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tác phẩm.