Bạn đang xem bài viết Nội dung soạn bài Từ ghép ngắn gọn, bài tập từ ghép 7 tại thcshuynhphuoc-np.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Từ ghép là một khái niệm quen thuộc trong tiếng Việt. Hiểu đơn giản, từ ghép là việc kết hợp các từ riêng lẻ lại với nhau để tạo thành một từ mới mang ý nghĩa sâu hơn hoặc thêm vào ý nghĩa của từ gốc. Trong chủ đề này, chúng ta sẽ tìm hiểu về từ ghép ngắn gọn và làm các bài tập về từ ghép cấp độ 7.
Trong ngữ pháp Việt Nam phân chia thành 2 loại từ chính từ đơn và từ ghép. Từ ghép cũng chia ra thành nhiều loại và cách sử dụng khác nhau. Hãy cùng Chúng Tôi soạn bài Từ ghép ngắn gọn, chính xác nhất nha.
Nội dung soạn bài Từ ghép, bài tập từ ghép 7
Nội dung giáo án soạn bài Từ ghép này sẽ giải đáp chi tiết cho các độc giả về các loại từ ghép và nghĩa của từ ghép này nhé!
Các loại từ ghép
Từ ghép có hai loại là từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập. Sau đây chúng ta cùng soạn văn 7 từ ghép. Để tìm hiểu rõ hơn bản chất của từng loại từ ghép tiếng Việt.
Từ ghép chính phụ
Từ ghép chính phụ là sự kết hợp giữa yếu tố chính và yếu tố phụ trong từ. Trong đó yếu tố chính thường giữ vai trò chỉ loại sự vật lớn hơn, đặc trưng hơn, bao quát hơn. Còn yếu tố phụ thường để cụ thể hóa sự vật, loại đặc trưng của nó.
Ví dụ 1: Như ở trên ta phân tích từ ghép “hoa hồng”
- Hoa: chỉ tổng thể các loài hoa trên trái đất.
- Hồng: chỉ cụ thể đặc trưng về màu sắc, giống hoa thì gọi là hoa hồng. Phân biệt với hoa cúc, hoa mai, hoa dâm bụt,…
Trong nghiên cứu cụ thể tên gọi sự vật, hiện tượng, đặc trưng,… mà người ta nhận thấy rằng số lượng tiếng phụ (yếu tố phụ) nhiều hơn tiếng chính (yếu tố chính).
Ví dụ 2:
- Xe máy: Xe là tiếng chính còn “đạp” là tiếng phụ.
- Bút máy: Bút là tiếng chính còn “máy” là tiếng phụ.
- Vàng hoe: vàng là tiếng chính còn hoe là tiếng phụ.
- Ông ngoại: Ông là tiếng chính còn ngoại là tiếng phụ.
Từ ghép đẳng lập sẽ không có phân biệt từ nào chính từ nào phụ. Thông thường nghĩa của từ ghép đẳng lập rộng hơn so với các từ đơn lẻ.
Từ ghép đẳng lập
Từ ghép đẳng lập là từ ghép có hai từ cấu tạo thành có quan hệ bình đẳng. Từ ghép đẳng lập có nghĩa rộng hơn so với từ ghép chính phụ. Nghĩa của từ ghép đẳng lập mang ý nghĩa tổng hợp, ý nghĩa chỉ loại sự vật, đặc trưng chung.
Ví dụ: Hai tiếng đều bình đẳng nhau về nghĩa
Quần áo, vợ chồng, nhà cửa, sách vở,…
Sau khi soạn bài Từ ghép khái niệm 2 loại từ ghép thì cùng Chúng Tôi tới phần tiếp theo nhé!
Nghĩa của từ ghép
Nghĩa của từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa (tức là nghĩa của từ ghép chính phụ sẽ hẹp hơn so với nghĩa của âm tiết chính).
Ví dụ:
- Bánh giầy: Dùng để chỉ một loại bánh cụ thể, rõ ràng.
- Hoa phượng: Dùng để chỉ một loại hoa cụ thể.
Nghĩa của từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa (tức là nghĩa của từ ghép đẳng lập sẽ khái quát hơn nghĩa của các âm tiết tạo nên từ ghép đẳng lập).
Ví dụ:
- Ông bà: Dùng để chỉ ông bà, tổ tiên nói chung.
- Ông: bậc cha, chú của cha hoặc mẹ, người đàn ông lớn tuổi nói chung.
- Bà: bậc cô, dì, mẹ của cha hoặc mẹ, người phụ nữ lớn tuổi nói chung.
- Xóm làng: Dùng để chỉ vùng nông thôn nói chung.
- Xóm: khu vực sinh sống, nơi ở của người dân ở nông thôn.
- Làng: đồng nghĩa với xóm.
Từ đó, từ ghép đẳng lập mang nghĩa rộng hơn so với các tiếng cấu tạo nên chúng.
Luyện tập soạn bài Từ ghép
Hướng dẫn luyện tập soạn bài Từ ghép ngắn gọn giúp các em chuẩn bị tốt kiến thức trước khi tới lớp.
Câu 1 trang 13 Ngữ văn 7 tập 1
Trong các từ ghép bà ngoại, thơm phức, tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính? Em có nhận xét gì về trật tự của các tiếng trong những từ ấy?
Hướng dẫn giải:
- Các tiếng chính đứng trước: bà, thơm.
- Các tiếng phụ đứng sau: ngoại, phức.
→ Nhận xét: Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau; tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính.
Cùng Chúng Tôi soạn bài Từ ghép câu tiếp theo nhé!
Câu 2 trang 13 Ngữ văn 7 tập 1
Các tiếng trong hai từ ghép: quần áo, trầm bổng có phân ra tiếng chính, tiếng phụ không?
Hướng dẫn giải:
Các tiếng trong hai từ ghép “quần áo”, “trầm bổng” không phân ra tiếng chính, tiếng phụ.
(Hai tiếng bình đẳng với nhau về nghĩa, ghép lại tạo thành từ).
Dưới đây là soạn bài Từ ghép theo dạng so sánh để độc giả dễ hiểu hơn về bài nhé!
Câu 1 trang 14 Ngữ văn 7 tập 1
So sánh nghĩa của từ bà ngoại với nghĩa của từ bà, nghĩa của từ thơm phức với nghĩa từ thơm. Em thấy có gì khác nhau.
Hướng dẫn giải:
So sánh nghĩa:
Bà ngoại và bà:
- Giống nhau: đều chỉ người phụ nữ lớn tuổi, đáng kính trọng.
- Khác nhau:
- Bà ngoại: chỉ người phụ nữ sinh ra mẹ.
- Bà: chỉ người phụ nữ sinh ra cha hoặc mẹ.
Thơm phức và thơm:
- Giống nhau: cùng chỉ tính chất của sự vật, đặc trưng về mùi vị.
- Khác nhau:
- Thơm phức: chỉ mùi thơm đậm đặc, gây ấn tượng mạnh.
- Thơm: chỉ mùi thơm nói chung.
Câu soạn bài Từ ghép dạng so sánh tiếp theo sau đây!
Câu 2 trang 14 Ngữ văn 7 tập 1
So sánh nghĩa của từ quần áo với nghĩa của mỗi tiếng quần, áo. Nghĩa của từ trầm bổng với nghĩa mỗi tiếng trầm, bổng em thấy có gì khác nhau?
Hướng dẫn giải:
Nghĩa của từ quần áo khái quát hơn nghĩa của mỗi tiếng quần, áo; nghĩa của từ trầm bổng khái quát hơn nghĩa của mỗi tiếng trầm, bổng.
Quần áo với quần, áo:
- Quần áo: chỉ chung cả quần áo.
- Quần, áo: chỉ riêng lẻ cái quần, cái áo.
Trầm bổng với trầm, bổng:
- Trầm bổng: chỉ âm thanh lúc thấp lúc cao.
- Trầm, bổng: chỉ từng cao độ cụ thể.
Cùng Chúng Tôi soạn bài Từ ghép dưới dạng phân loại nhé!
Câu 1 trang 15 Ngữ văn 7 tập 1
Xếp các từ ghép: suy nghĩ, lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, ẩm ướt, đầu đuôi, cười nụ theo bảng phân loại.
Hướng dẫn giải:
Phân loại từ ghép
- Từ ghép chính phụ: lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, cười nụ.
- Từ ghép đẳng lập: suy nghĩ, chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi.
Soạn bài Từ ghép dạng phân loại tiếp theo sau đây!
Câu 2 trang 15 Ngữ văn 7 tập 1
Hướng dẫn giải:
Điền thêm như sau:
- bút chì, bút mực, bút xóa, bút tẩy, bút màu,…
- thước kẻ, thước gỗ, thước đo độ, thước ê-ke, thước nhựa, thước dẻo,…
- mưa rào, mưa dông, mưa phùn, mưa ngâu, mưa xuân,…
- làm quen, làm việc, làm biếng, làm thinh, làm khó,…
- ăn bám, ăn cơm, ăn cháo, ăn canh, ăn chực,…
- trắng xóa, trắng tinh, trắng bệch, trắng hếu,…
- vui tai, vui vẻ, vui tươi, vui vui,…
- nhát gan, nhát cáy,…
Dưới đây Chúng Tôi sẽ soạn bài Từ ghép đẳng lập cho bạn dễ hiểu hơn về loại từ này nhé!
Câu 3 trang 15 Ngữ văn 7 tập 1
Điền thêm tiếng vào sau các tiếng dưới đây để tạo từ ghép đẳng lập.
Hướng dẫn giải:
Điền thêm tiếng để tạo từ ghép đẳng lập:
- Núi: núi đồi, núi non.
- Ham: ham muốn, ham thích.
- Xinh: xinh đẹp, xinh tươi.
- Mặt: mặt mày, mặt mũi.
- Học: học hành, học hỏi.
- Tươi: tươi tốt, tươi mát.
Câu 4 trang 15 Ngữ văn 7 tập 1
Tại sao có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở mà không thể nói một cuốn sách vở?
Hướng dẫn giải:
- Có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở vì “sách”, “vở” là danh từ đếm được chỉ sự vật cụ thể.
- Không thể nói một cuốn sách vở vì “sách vở” là từ ghép đẳng lập mang nghĩa khái quát, không đếm được.
Câu 5 trang 15 Ngữ văn 7 tập 1
Hướng dẫn giải:
a) Không phải mọi thứ hoa màu hồng đều gọi là hoa hồng.
(Ví dụ: hoa ti gôn có màu hồng, hoa lyly hồng, hoa mẫu đơn màu hồng, hoa đào cũng mang sắc hồng).
b) Em Nam nói như thế không có gì sai. Vì áo dài là từ ghép chính phụ chỉ một loại áo trong đó từ dài không nhằm mục đích chỉ tính chất cái áo đó.
c) Không phải mọi loại cà chua đều chua cho nên có thể nói quả cà chua này ngọt quá. Vì cà chua là từ ghép chính phụ chỉ một loại cà trong đó từ chua không nhằm chỉ tính chất mùi vị quả cà đó ra sao.
d) Không phải mọi loại cá có màu vàng đều gọi là cá vàng. Cá vàng là loại cá cảnh nuôi nhằm mục đích giải trí.
Câu 6 trang 16 Ngữ văn 7 tập 1
So sánh nghĩa của các từ ghép mát tay, nóng lòng, gang thép (anh ấy là một chiến sĩ gang thép), tay chân (một tay chân thân tín) với nghĩa của những tiếng tạo nên chúng.
Hướng dẫn giải:
Các từ ghép với các tiếng tạo nên chúng có nghĩa rất khác nhau:
Từ ghép chính phụ:
- Mát tay (những người dễ đạt được kết quả tốt), nóng lòng (tâm trạng bồn chồn, lo lắng).
- Các tiếng mát, nóng nói về cảm giác; tay, lòng là hai danh từ ý nói bộ phận cơ thể.
Từ ghép đẳng lập:
- Gang thép (tính cách cứng cỏi, vững vàng) khác với gang, thép (hợp kim của các-bon, là kim loại).
- Tay chân (người bề dưới đắc lực, thân tín) khác với tay, chân (bộ phận cơ thể).
Soạn bài Từ ghép đã đi đến câu hỏi cuối cùng, chắc hẳn bạn đã nắm nhiều thông tin quan trọng của bài rồi đúng không nào!
Câu 7 trang 17 Ngữ văn 7 tập 1
Phân tích cấu tạo của những từ ghép có ba tiếng máy hơi nước, than tổ ong, bánh đa nem theo mẫu sau:
Hướng dẫn giải:
Máy hơi nước: máy là tiếng chính, hơi và nước là tiếng phụ bổ nghĩa cho tiếng chính. Trong đó nước lại bổ nghĩa cho hơi.
Than tổ ong: than là tiếng chính, tổ và ong là tiếng phụ bổ nghĩa cho tiếng chính. Trong đó ong còn bổ nghĩa cho tổ.
Bánh đa nem: bánh là tiếng chính, đa và nem là tiếng phụ bổ nghĩa cho tiếng chính. Trong đó nem lại bổ nghĩa cho đa.
Trên đây là phần soạn bài Từ ghép ngắn gọn và đầy đủ nhất. Hy vọng với những kiến thức tổng hợp trên bạn sẽ hiểu rõ được từ ghép. Từ đó phát triển thêm các nội dung về câu ghép. Nếu thấy hay nhớ like và chia sẻ giúp Chúng Tôi nhé!
Trên đây là toàn bộ nội dung soạn bài về từ ghép ngắn gọn và bài tập từ ghép số 7. Qua bài viết, chúng ta đã được tìm hiểu về khái niệm từ ghép, cách tạo thành từ ghép và các quy tắc cơ bản khi ghép từ. Ngoài ra, chúng ta cũng đã có cơ hội thực hành thông qua các bài tập với các dạng từ ghép phổ biến.
Qua bài học này, chúng ta hiểu rõ hơn về sự quan trọng của từ ghép trong tiếng Việt, từ đó có cách sử dụng chính xác và linh hoạt trong việc diễn đạt ý kiến và ý nghĩa của mình. Đồng thời, khám phá các cấu trúc từ ghép mang tính chất phổ quát, giúp chúng ta tự tin và sáng tạo trong việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt.
Tuy nhiên, việc sử dụng từ ghép cũng cần chú ý đến ngữ cảnh và ý nghĩa của từng từ ghép, để không gây hiểu nhầm hoặc vi phạm nguyên tắc sử dụng từ ngữ. Hơn nữa, việc tiếp thu thêm kiến thức về từ ghép và thực hành thông qua các bài tập sẽ giúp chúng ta nắm vững hơn về cấu trúc từ ghép và từ vựng trong tiếng Việt.
Nhìn chung, qua bài viết này, chúng ta đã có cái nhìn tổng quan về từ ghép ngắn gọn và các bài tập từ ghép. Chúng ta đã nắm vững cách sử dụng từ ghép để biến các từ đơn thành các từ ghép, góp phần nâng cao trình độ sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt.
Tuy nhiên, để thực sự thành thạo việc sử dụng từ ghép, chúng ta cần thực hành thường xuyên và liên tục cập nhật kiến thức từ các nguồn đáng tin cậy. Với sự ôn tập và rèn luyện, chúng ta sẽ ngày càng tự tin và thành thạo trong việc sử dụng từ ghép, giúp tăng cường hiệu quả giao tiếp và biểu đạt ý kiến của mình trong cuộc sống hàng ngày.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Nội dung soạn bài Từ ghép ngắn gọn, bài tập từ ghép 7 tại thcshuynhphuoc-np.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Từ Khoá Liên Quan:
1. Soạn bài
2. Nội dung
3. Ghép ngắn gọn
4. Bài tập
5. Từ ghép
6. Từ ghép ngắn gọn
7. Bài tập từ ghép
8. Chủ đề
9. Từ khoá
10. Liên quan
11. Nội dung soạn bài
12. Từ ghép ngắn
13. Bài tập tổng hợp từ ghép
14. Từ ghép 7
15. Từ ngắn gọn