Bạn đang xem bài viết Nguồn gốc và cách trồng cây lúa nước tại thcshuynhphuoc-np.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Lúa nước, một trong những loại cây lương thực quan trọng nhất trên thế giới, đã và đang đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế và lương thực của nhiều quốc gia. Nguồn gốc và cách trồng cây lúa nước đang là một chủ đề hấp dẫn và đáng để tìm hiểu.
Đất nước hình chữ S tự hào khoác lên mình hai tiếng Việt Nam từ rất lâu đời đã có một nền văn minh vô cùng đặc sắc đó chính là “Lúa nước”, những cách đồng e ấp bên mỗi xóm làng trải dai xa tít tận chân trời như một dấu hiệu cho mọi du khách đến đây đều nhận ra một đất nước nông nghiệp với sự gắn bó của tình người cùng cây lúa xanh tươi. Thế nhưng bạn là một người dân Việt Nam, hằng ngày dùng những bữa cơm là thương thực chính, bạn có biết về nguồn gốc của nó và cách trồng lúa để tạo ra các hạt cơm như thế nào không? Chỉ cần đọc hết bài viết này, bạn sẽ tìm được câu trả lời.
Nguồn gốc của cây lúa:
– Trên thế giới thì tính đến thời điểm hiện tại có tất cả hai loại lúa nước, một loại được trồng ở khu vực Châu Á và loại thứ hai được trông ở khu vực Châu Phi.
+ Loại châu Phi thì đã được xác định có nguồn gốc từ các thung lũng thượng nguồn các con sông Niger.
+ Loại châu Á thì đến bây giờ câu hỏi về nguồn gốc thật sự về thời điểm xuất hiện lần đầu vẫn còn đang là một sự tranh luận với các nhà khoa học trên thế giới. Nhưng tất cả có 4 giả thuyết về nguồn gốc cây lúa Châu Á: nguồn gốc Trung Quốc, nguồn gốc Ấn Độ, nguồn gốc Đông Nam Á và cuối cùng là giả thuyết đa trung tâm phát sinh.
– Nhưng trong bài viết này thì chúng ta sẽ tìm hiểu hai nguồn gốc liên quan đến cây lúa của Việt Nam: nguồn gốc Đông Nam Á, đa trung tâm phát sinh cây lúa trồng Châu Á.
1.Nguồn gốc Đông Nam Á
– Khác với hai quốc gia là Ấn Độ và Trung Quốc thì trên đất nước Việt Nam thì có rất ít các công cuộc khai quật nghiên cứu các hoạt động khảo cổ. Thế nên tại Đông Nam Á chưa có bất kì một cuộc vang dội nào để có thể thuyết phục các nhà khảo cổ trên thế giới.
– Được cho là một thành công nhất trong những sự thuyết phục, giả thuyết cây lúa trồng có nguồn gốc ở Châu Á bởi Higham, báo cáo vỏ trấu là liềm gặt lúa bằng vỏ sò được tìm thấy tại vịnh Thái Lan Khok Phanom Di, có niên đại từ 4.000-6.000 năm TCN. Sự tìm thấy này có liên quan đến văn hóa Hòa Bình của Việt Nam, nhưng văn hóa của Việt Nam thấp hơn các di vật được tìm thấy.
2.Gỉa thuyết đa trung tâm phát sinh cây lúa trồng Châu Á
– Được chứng mình và có sức thuyết phục bởi Chang-một chuyên gia di truyền lúa học của IRRI, ông đã xem xét tất cả các dữ liệu để có thể đi đến một kết luận rằng Châu Á có thể bắt nguồn từ nhiều địa điểm theo hướng độc lập và đồng bộ, những khu vực được tìm thấy có vùng Bắc Việt Nam, miền Nam và Tây Nam Trung Quốc giáp với Việt Nam.
– Giả thuyết này được hợp lí hơn vì trước khi trồng lúa con người đã thu hoạch lúa hoang để làm lương thực. Khi lúa trồng phát triển vẩn đan xen với lúa hoang và lúa hoang mất dần và nhiều loại đã tiệt chủng.
Cách trồng cây lúa nước:
1. Cách chọn giống:
– Nên chọn giống lúa có thời gian sinh trưởng từ 90-100 ngày, có năng suất cao, khả năng chống chịu sâu bệnh và có chất lượng gạo tốt.
2. Chuẩn bị đất:
Thông thường một năm chúng ta sẽ có hai vụ mùa:
- Đối với vụ Đông Xuân:
– Chúng ta nên dọn sạch cỏ, trục đánh bùn và san bằng mặt ruộng bằng máy cày bánh chiếc lồng có trang kèm theo.
- Đối với vụ Hè Thu:
– Cày tơi đất với độ sâu từ 15-20 cm, phơi ải trong vòng 1 tháng sau đó bừa và trục, san bằng ruộng với máy cày giồng như vụ Đông Xuân, đặc biệt lưu ý mặt bằng của ruộng phải phẳng để nước không thể đọng lại.
3. Gieo sạ
- Chuẩn bị hạt giống
– Trước tiên chúng ta cần làm sạch hạt lúa trước khi đem đi ngâm ủ bằng cách để lúa trong nước muối 15% để loại bỏ các hạt lép không đủ chất lượng. Sau đó, cho vào một cái bao quấn đầu bao lại mà không cần dùng dây để buộc, ngâm lúa với nước trong vòng 24-36 giờ để lúa mọc mầm rễ, sau đó trước khi đem đi gieo thì một lần nữa xử lí lúa với thuốc Cruiser Plus.
- Cách gieo sạ
– Bạn có thể gieo sạ bằng tay hoặc kết hợp với công cụ máy móc, lượng hạt giống phù hợp nhất 100-120kg/ha, hàng cách hàng 20 cm.
4. Cách bón phân
Ở đây sẽ chia thành hai giai đoạn để bón phân: giai đoạn để nhánh (22-25 NSS), giai đoạn làm đòng (42-45 NSS).
Tùy theo loại đất và mùa vụ thì chúng ta sẽ có cách bón phân khác nhau.
A) Đất phèn nhẹ và trung bình
- Vụ Đông Xuân
– Bón lót trước khi gieo 35-40 kg phân hữu cơ sinh học HVP 401.B dạng hạt kết hợp với 2-3 kg HVP ORGANIC
– Giai đoạn sau 7-10 ngày gieo: bón 10 kg NPK (20-20-15).
– Giai đoạn sau 22-25 ngày gieo: bón 5-6 kg DAP kết hợp với 6-7 kg UREA.
– Giai đoạn sau 42-45 ngày gieo: bón 5-6 kg UREA và kết hợp 3 kg KCL.
- Vụ hè thu
– Nên bón lót trước khi gieo 30-45 kg phân hữu cơ sinh học HVP 401.B dạng hạt kết hợp với 2-3 kg HVP ORGANIC
– Giai đoạn sau 7-10 ngày gieo: bón 15 kg NPK (20-20-15).
– Giai đoạn sau 22-25 ngày gieo: bón 6-7 kg DAP kết hợp với 6-7 kg UREA.
– Giai đoạn sau 42-45 ngày gieo: bón 4-5 kg UREA và kết hợp 3 kg KCL.
B) Đất phù sa
- Vụ Hè Thu
– Nên bón lót trước khi gieo 30-45 kg phân hữu cơ sinh học HVP 401.B dạng hạt kết hợp với 2-3 kg HVP ORGANIC
– Giai đoạn sau 7-10 ngày gieo: bón 15 kg NPK (20-20-15).
– Giai đoạn sau 22-25 ngày gieo: bón 4-5 kg DAP kết hợp với 7-8 kg UREA.
– Giai đoạn sau 42-45 ngày gieo: bón 5-6 kg UREA và kết hợp 3 kg KCL.
- Vụ Đông Xuân
– Nên bón lót trước khi gieo 30-45 kg phân hữu cơ sinh học HVP 401.B dạng hạt kết hợp với 2-3 kg HVP ORGANIC
– Giai đoạn sau 7-10 ngày gieo: bón 10 kg NPK (20-20-15) kết hợp với 4-5 kg UREA
– Giai đoạn sau 22-25 ngày gieo: bón 4-5 kg DAP kết hợp với 7-8 kg UREA.
– Giai đoạn sau 42-45 ngày gieo: bón 7-8 kg UREA và kết hợp 3 kg KCL.
– Phun KNO3 trước và sau trỗ 7 ngày với liều lượng như sau: 150g/bình 8 lít, phun 4 bình.
5. Sử dụng phân bón
– Để cây có thể phát triển một cách tốt nhất thì chúng ta có thể áp dụng cách bón phân như thế này:
– Giai đoạn 7-10 ngày sau khi gieo phun HVP 401.N chuyên lúa để tăng sự phát triển của bộ rễ.
– Giai đoạn 15-20 ngày sau khi gieo phun HVP giàu phân lân và magie, để giải độc phèn trong đất giúp lúa đẻ nhánh tốt hơn, luôn nhớ phun định kì cách nhau 7 ngày/lần.
– Giai đoạn 15-20 ngày sau khi gieo phun HVP hạt to nhất kết hợp với HVP giàu phân lân và magie để lúa trổ đòng đòng to mập.
– Giai đoạn trước khi trổ 7-10 ngày phun HPV AUXIN ORGANTIC để kích thích lúa trổ nhanh hơn.
– Giai đoạn lúa bắt đầu trổ sẹt thì nên phun HVP hạt to nhất.
– Giai đoạn lúa ngậm sữa phun HVP 1001.S (0-25-25) 2 lần mỗi lần sẽ cách nhau 7-10 ngày, giúp hạt lúa chắc đẹp, hiệu quả năng suất cao.
6. Cung cấp nước
– Ở giai đoạn cây con ( từ 0-7 ngày sau gieo): rút cạn nước trước khi sạ để mặt ruộng khô trong vòng 3 ngày sau khi đã gieo xong, sang ngày thứ 4 cho nước vào tráng mặt ruộng ẩm rồi rút hết nước ra.
– Giai đoạn dinh dưỡng đang tăng trưởng (7-42 ngày sau gieo): giữ lượng nước trên mặt ruộng từ 5-7 cm, trong giai đoạn từ 30-35 ngày sau gieo cần tháo nước cạn để đất hơi nứt nẻ và lá lúa hơi vàng, sau đó mới tiếp tục bơm nước vào
– Giai đoạn sinh trưởng sinh thực (42-65 ngày sau gieo): giữ mặt nước ruộng từ 3-5 cm
– Giai đoạn lúa chín thì để nước mặt ruộng từ 2-3 cm, trước ngày thu hoạch 3 ngày thì nên tháo hết nước trong ruộng.
7. Phòng trừ các loại bệnh
A) Cỏ dại:
– Để tiêu diệt cỏ một cách nhanh chóng thì có thể sử dụng một số loại thuốc như: Meco60 CE, Sirius 10 WP, Nominee 10 CS, v..v.
B) Sâu hại gây bệnh:
– Một số gợi ý về các loại sâu bệnh và các loại thuốc như sau:
– Rầy nâu: Applaud 10BHN, Actara 25WG, Bassa 50ND, Mipcin 25BHN và Trebon 10ND.
– Bù lạch: Actara 25WG, Bassa 50ND, Fastac 5ND, Regent 300WDG và Trebon 10ND.
– Sâu phao: Fastac 5ND, Padan 95SP và Regent hai lúa xanh 300WDG.
– Sâu cuốn lá: DDVP 50ND, Fastac 5ND, Padan 95SP và Trebon 10ND.
– Sâu dục thân: Basudin 10H, Padan 95SP, Regent hai lúa xanh 300WDG và Regent 10H.
– Bọ xít các loại: Bassa 50ND và Padan 10H.
C) Một số bệnh khác như:
Bệnh đạo ôn: sử dụng thuốc Beam 20 WP, Trizole 20 WP, Filia-525EC, v…v..
Bệnh khô vằn: sử dụng thuốc Anvil, Tilt super, Amistar top,v..v…
Bệnh bạc lá: chủ yếu do cách chọn giống và xử lí giống trước khi sạ gieo, nên các bạn chú ý kĩ khâu này.
8. Thu hoạch
– Thời điểm thích hợp nhất để thu hoạch là 28-32 ngày sau khi trỗ bạn nhìn thấy đến 80-90% các hạt lúa đã vàng, nếu cắt quá sớm thì hao hụt về năng suất
– Có nhiều cách thu hoạch khác nhau, thủ công hoặc công nghiệp.
– Sau khi thu hoạch tuốt xong chúng ta tiến hành phơi khô lúa.
9. Bảo quản và sơ chế
Nên phơi thóc trên nền gạch xi măng hoặc sân đất đã phủ bạt, chỉ nên phơi từ 2-3 ngày, chúng ta có thể cắn thử để xem lúa đã đến độ khô vừa phải hay chưa, rồi bắt đầu tiến hành rê lúa và đựng vào các bao sạch sẽ, để những nơi khô ráo, cuối cùng là chúng ta xay lúa để thành hạt gạo nấu nên cơm.
Vai trò của cây lúa:
Đối với người dân Việt Nam từ ngàn đời nay, cây lúa đã là một phần không thể thiếu trong văn hóa đất Việt, không chỉ đem lại sự ấm no đủ đầy mà nó còn trở thành một nét đẹp của bức tranh đất nước Việt bây giờ và mãi mãi, để nói lên được hình ảnh các người nông dân đã cần cù mộc mạc chân chất nhưu thế nào. Là một loại lương thực chính của bữa cơm làng Việt nói riêng và Châu Á nói chung, ngay cả lẫn vào trong sự sang trọng của các nhà hàng cũng không thể thiếu hình ảnh chén cơm này. Đây còn là một dấu mộc chắc chắn về truyền thống văn hóa tốt đẹp nên gìn giữ và phát triển hơn nữa. Nếu như khi xưa nó chỉ đem lại sự ấm no cho một gia đình thì việc xuất khẩu gạo bây giờ còn góp phần làm giàu thêm cho đất nước. Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật nên ngày càng làm cho nguồn gen của giống lúa trồng thêm phong phú và đa dạng hơn.
Thông qua bài viết đã cung cấp các thông tin về nguồn gốc, cách trồng cây lúa nước đồng thời nói lên vai trò của nó, hi vọng các kiến thức này thật sự hữu ích cho các bạn tham khảo.
Trong bối cảnh ngày càng tăng nhu cầu của dân số thế giới, nhu cầu lương thực cũng ngày càng tăng lên. Trong số các loại cây trồng lương thực, cây lúa nước là một trong những loại cây quan trọng nhất, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp lương thực cho hàng tỉ người trên thế giới.
Nguồn gốc của cây lúa nước có thể được tìm thấy từ khoảng 10.000 năm trước Công nguyên, tại khu vực núi Himalaya thuộc vùng Đông Nam Á ngày nay. Từ đây, lúa nước đã được lan rộng sang các vùng khác trên toàn cầu. Đặc biệt, nông dân và nhà nghiên cứu đã phát triển các giống lúa nước có khả năng chịu hạn và chịu muối, từ đó giúp nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng của cây trồng.
Cách trồng cây lúa nước đã trải qua nhiều sự phát triển và sự phục hồi trong suốt hàng nghìn năm. Ban đầu, lúa nước được trồng chủ yếu trong các vùng lũ lụt tự nhiên, nơi mà đất mùn sẽ được đảy lên và tạo nên một môi trường thuận lợi cho việc trồng cây. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ và khoa học nông nghiệp, người ta đã phát triển các phương pháp trồng cây lúa nước đáng tin cậy hơn và hiệu quả hơn. Các phương pháp trồng lúa nước ngày nay bao gồm việc gieo, trồng từ hạt giống hoặc cây giống, và quản lý chăm sóc cây trồng như tưới nước và bón phân.
Để đảm bảo sự phát triển bền vững của nguồn lương thực quan trọng này, việc nghiên cứu và phát triển các giống lúa nước chịu hạn, chịu muối và chống lại các dịch bệnh là vô cùng quan trọng. Ngoài ra, cần phải đảm bảo rằng các phương pháp trồng cây lúa nước không gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và tài nguyên tự nhiên như nước và đất.
Trong kết luận này, ta có thể thấy rằng cây lúa nước là một nguồn lương thực quan trọng và nguồn gốc của nó có thể được truy nguyên từ hàng nghìn năm trước. Cách trồng cây lúa nước đã trải qua sự phổ biến và phát triển, từ việc dựa vào tự nhiên đến sử dụng công nghệ hiện đại. Để đảm bảo tiếp tục cung cấp lương thực cho hàng tỉ người trên thế giới, sự nghiên cứu và phát triển các công nghệ chống lại hạn hán và chống lại dịch bệnh là vô cùng quan trọng.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Nguồn gốc và cách trồng cây lúa nước tại thcshuynhphuoc-np.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Từ Khoá Liên Quan:
1. Cây lúa nước
2. Nguồn gốc của cây lúa nước
3. Lịch sử trồng cây lúa nước
4. Đặc điểm của cây lúa nước
5. Cách trồng cây lúa nước
6. Điều kiện thích hợp cho cây lúa nước
7. Phương pháp chăm sóc cây lúa nước
8. Kỹ thuật trồng cây lúa nước
9. Môi trường sống của cây lúa nước
10. Thu hoạch và xử lý cây lúa nước
11. Các giống cây lúa nước
12. Giá trị kinh tế của cây lúa nước
13. Ứng dụng của cây lúa nước trong công nghiệp
14. Luật pháp liên quan đến trồng cây lúa nước
15. Phân bố và phân loại cây lúa nước