Thcshuynhphuoc-np.edu.vn - Thông Tin Kiến Thức Bổ Ích

Kỹ thuật trồng và chăm sóc xương rồng tại nhà

Tháng mười một 4, 2023 by Thcshuynhphuoc-np.edu.vn

Bạn đang xem bài viết Kỹ thuật trồng và chăm sóc xương rồng tại nhà tại thcshuynhphuoc-np.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Xương rồng là một loại cây cảnh có nhiều hình thù khác nhau vô cùng xinh xắn. Nó mang một ý nghĩa tượng trưng cho sức sống mãnh liệt và tràn đầy tình yêu nồng nàn, thủy chung son sắc thầm kín bên trong. Trồng xương rồng không tốn nhiều thời gian chăm sóc nên được các bạn trẻ rất yêu thích để làm chậu trang trí trong phòng hay làm quà tặng cho bạn bè, người yêu đều rất ý nghĩa. Vậy trồng xương rồng thế nào để cây phát triển tốt, các bạn hãy tham khảo bài viết sau đây của Wiki Cách Làm nhé!

Mục Lục Bài Viết

  • Hướng dẫn trồng và chăm sóc xương rồng tại nhà
    • 1. Chuẩn bị trước khi trồng
    • 2. Gieo hạt
    • 3. Chăm sóc
    • 4. Tưới nước
    • 5. Ánh sáng và không khí
    • 6. Nhiệt độ
    • 7. Dinh dưỡng
    • 8. Phân bón

Hướng dẫn trồng và chăm sóc xương rồng tại nhà

1. Chuẩn bị trước khi trồng

Chọn hạt giống: Cây xương rồng rất đa dạng, có nhiều màu sắc và hình thù khác nhau, bạn có thể chọn loại hạt giống tùy thích, chúng có bán ở các cửa hàng chuyên về cây trồng.

Ngoài ra bạn cũng có thể lấy hạt từ vỏ cây xương rồng đã khô, rồi cắt ngang thân để lấy hạt.

Đất trồng: Loại đất trồng xương rồng cần phải tơi xốp và dễ thoát nước hoặc dùng đất cát pha thịt để trồng. Nếu trồng xương rồng trong chậu thì bạn hãy cho vào dưới đáy chậu 1 lớp sạn sỏi, đáy chậu phải có lỗ thoát nước.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc xương rồng tại nhàKỹ thuật trồng và chăm sóc xương rồng tại nhà

2. Gieo hạt

Cho đất vào khay ươm, trước khi gieo hạt bạn cần làm ẩm đất, lưu ý là không quá ẩm để cây không bị úng nước. Gieo hạt đều trên khay ươm, sau đó phủ lên trên hạt thêm một lớp đất mỏng.

Khám Phá Thêm:   Đánh Giá Trường THPT Giồng Riềng - Kiên Giang Có Tốt Không?

Sau khi gieo xong, bạn đặt khay ươm ở nơi ấm áp và có ánh nắng mặt trời. Nhiệt độ thích hợp nhất cho hạt nảy mầm là từ 21-24 độ C. Dùng bình phun sương tưới nước mỗi ngày 1 lần vào chiều mát, bạn chỉ nên tưới cho đất đủ ẩm thôi nhé!

Hạt xương rồng nảy mầm và phát triển rất chậm tầm khoảng 1 tháng. Khi cây con đã đủ độ lớn thì bạn hãy tách riêng các cây con ra trồng theo từng chậu để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cây phát triển tốt.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc xương rồng tại nhà-2Kỹ thuật trồng và chăm sóc xương rồng tại nhà-2

Sau khi chuyển cây con sang chậu thì hãy đặt chậu ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Sau 2-3 tuần rễ cây sẽ bám chắc hơn thì chuyển cây ra ánh nắng trực tiếp.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc xương rồng tại nhà-3Kỹ thuật trồng và chăm sóc xương rồng tại nhà-3

3. Chăm sóc

Để cây phát triển tốt hơn, bạn hãy bón phân mỗi tháng cho cây một lần.

Cây xương rồng thường bị thối úng do tưới nhiều nước, vì vậy bạn cần hạn chế tưới nhiều nước mà chỉ cần tưới cho đất đủ ẩm, cắt bỏ phần cây bị thối.

Nếu cây bị thiếu nắng sẽ có màu nhợt nhạt, yếu ốm. Để cây tiếp xúc với ánh nắng nhiều hơn cây sẽ khỏe trở lại.

Sau khi phun thuốc không cho cây tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp để tránh cây bị cháy nắng.

Nếu gốc cây có phình ra và có màu nâu đỏ thì bạn đừng lo ngại nhé! vì đó là hiện tượng phát triển bình thường của cây.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc xương rồng tại nhà-4Kỹ thuật trồng và chăm sóc xương rồng tại nhà-4

4. Tưới nước

Khi tưới nước xương rồng cần chú ý tới nhiều yếu tố khác nhau như môi trường, thời tiết, loại chậu trồng và loại xương rồng trồng. Nếu đất trồng có hiện tượng khô thì mới tưới. Lượng nước tưới cần vừa đủ sao cho nước thấm tới rễ cây. Nếu tưới nhiều cây rất dễ bị ngập úng nhưng để khô quá thì cây sẽ yếu dần đi.

Khám Phá Thêm:   Cách trang trí bàn thờ gia tiên ngày cưới đúng cách

Trồng xương rồng ở nơi có nhiệt độ cao như ban công, sân thượng,… thì có thể tưới nhiều lần hơn với điều kiện không mưa. Còn nếu trồng ở nơi có nhiệt độ thấp như cửa sổ, bàn ăn, bàn làm việc,… thì có thể tưới 1 lần/tuần tùy thuộc vào đất khô nhanh hay chậm.

Khi mới mua xương rồng về thay chậu, bị va chạm gây tổn thương thì cần để sau 3 ngày thì hãy tưới nước. Vì lúc này cây đang trong quá trình hồi phục nên và sẽ không bị vi trùng xâm nhập gây hại đến cây.

Vào mùa mưa không nên để xương rồng ngoài trời nhiều ngày vì như thế rất dễ làm cây bị ngập úng, thối mà chết. Có thể che mưa xương rồng bằng bao nilon phủ lên hay kính hoặc cũng có thể để nơi nhiều nắng mà vẫn tránh được mưa như ban công.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc xương rồng tại nhà-5Kỹ thuật trồng và chăm sóc xương rồng tại nhà-5

5. Ánh sáng và không khí

Cây xương rồng là loại cây rất thích ánh sáng và đặc biệt là ánh sáng mặt trời vào lúc sáng sớm. Mỗi ngày trung bình cần phơi cây xương rồng ngoài nắng từ 6 giờ đồng hồ trở lên. Đối với cây xương rồng con, hạt mới nảy mầm hoặc mới ươm ra hoặc được tháp ghép thì tránh ánh sáng trực tiếp, mỗi ngày chỉ cần phơi ra nắng buổi sáng khoảng 1-2 giờ là đủ. Cây xương rồng mà bạn để trong nhà quá lâu khi đem ra nắng có thể bị hiện tượng ” cháy da cây “, thân bị nám vàng nâu hoặc đen.

Cây xương rồng là cây rất thích sự thông thoáng, bạn nên mở cửa hoặc đem cây ra ngoài để hứng gió, có thể dùng quạ thổi cũng được. Như thế cây sẽ phát triển tốt hơn vì trong điều kiện thoáng đãng của hoang mạc, đồng cỏ, sân thượng…

Kỹ thuật trồng và chăm sóc xương rồng tại nhà-6Kỹ thuật trồng và chăm sóc xương rồng tại nhà-6

6. Nhiệt độ

Nhiệt độ mà cây xương rồng có thể sống được và chịu đựng là khoảng 10-50 độ C. Nhưng nhiệt độ để cây có thể phát triển một cách tốt nhất là khoảng 15-28 độ C. Nhiệt độ cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của cây nếu cao quá hoặc thấp quá sẽ khiến cây bị suy yếu lại.

Khám Phá Thêm:   Chữ ký tên Mai – Những mẫu chữ ký tên Mai đẹp nhất

7. Dinh dưỡng

Để có thể giúp cây xương rồng phát triển tốt thì khi trồng bạn nên cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Vào lúc phát triển, cây xương rồng và cây mọng nước đều cần chất đạm (N) để giúp sự tăng trưởng thân, chất potassium (P) cho sự phát triển của hoa và trái và chất phosphorus (P) cho sự phát triển bộ rễ. Ngoài ra còn cần một số chất khác,…

Kỹ thuật trồng và chăm sóc xương rồng tại nhà-7Kỹ thuật trồng và chăm sóc xương rồng tại nhà-7

Tham khảo thêm: Những câu nói hay nhất về loài cây xương rồng — Cách làm gối ôm hình cây xương rồng

8. Phân bón

Khi cây còn non, bạn có thể bón NPK 16-16-8, 20-20-20. Còn trong giai đoạn cây phát triển thì có thể bón NPK 18-19-30, 20-30-20. Khi ra hoa bạn có thể bón NPK 6-3-3. Phân NPK 10-60-10 là loại phân kích thích sựu ra hoa.

Khi pha để tưới cho cầy thì từ 1-1,5g cho 1 lít nước. 10-15 ngày tưới 1 lần hoặc có thể chọn các loại phân hữu cơ được trộn sẵn trong đất trồng để cung cấp dần chất dinh dưởng cho cây.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc xương rồng tại nhà-8Kỹ thuật trồng và chăm sóc xương rồng tại nhà-8

Thực hiện kỹ thuật trồng và chăm sóc xương rồng trên, bạn sẽ có những chậu xương rồng vô cùng xinh xắn để trang trí. Hãy chia sẻ cách trồng xương rồng này để bạn bè cùng biết nhé! Chúc các bạn thành công!

Wiki Cách Làm

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Kỹ thuật trồng và chăm sóc xương rồng tại nhà tại thcshuynhphuoc-np.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

Từ Khoá Liên Quan:

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn

Bài Viết Liên Quan

Đinh Thị Bích – Hành Trình Chinh Phục Đỉnh Cao Thể Thao
Stt cung Bạch Dương – Những câu nói hay về cung Bạch Dương
Stt cung Bạch Dương – Những câu nói hay về cung Bạch Dương
Những câu nói hay về mối tình đầu, STT mối tình đầu dang dở
Những câu nói hay về mối tình đầu, STT mối tình đầu dang dở
Previous Post: « Toán lớp 4 Bài 87: Dãy số liệu thống kê Giải Toán lớp 4 Cánh diều tập 2 trang 76, 77, 78
Next Post: Giải thích câu tục ngữ An cư lạc nghiệp (4 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 7 »

Primary Sidebar

Công Cụ Hôm Nay

  • Thời Tiết Hôm Nay
  • Tử Vi Hôm Nay
  • Lịch Âm Hôm Nay
  • Lịch Thi Đấu Bóng Đá Hôm Nay
  • Giá Vàng Hôm Nay
  • Tỷ Giá Ngoaị Tệ Hôm Nay
  • Giá Xăng Hôm Nay
  • Giá Cà Phê Hôm Nay

Công Cụ Online

  • Photoshop Online
  • Casio Online
  • Tính Phần Trăm (%) Online
  • Giải Phương Trình Online
  • Ghép Ảnh Online
  • Vẽ Tranh Online
  • Làm Nét Ảnh Online
  • Chỉnh Sửa Ảnh Online
  • Upload Ảnh Online
  • Paint Online
  • Tạo Meme Online
  • Chèn Logo Vào Ảnh Online

Bài viết mới

  • Tiểu sử và Sự Nghiệp Của Ryan Sessegnon: Tài Năng Trẻ Đáng Chú Ý Trong Bóng Đá Anh
  • Phil Foden – Ngôi sao trẻ đầy triển vọng của bóng đá Anh
  • Các cầu thủ nổi tiếng bị rơi vào vòng lao lý
  • Ý Nghĩa Số Áo 14 Trong Bóng Đá
  • Nghị luận về sự cần thiết của việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp Tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng giao tiếp
  • Phân tích truyện Con chó xấu xí của Kim Lân Viết văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm truyện
  • Viết đoạn văn khoảng 200 chữ phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng Những bài văn hay lớp 10
  • Nghị luận về lối sống phông bạt của giới trẻ hiện nay Viết bài văn nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống
  • Phân tích đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện Con chó xấu xí Những bài văn hay lớp 11
  • Viết bài văn kể lại một câu chuyện về trí thông minh hoặc khả năng tìm tòi, sáng tạo của con người Kể lại một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe lớp 4 KNTT

Copyright © 2025 · Thcshuynhphuoc-np.edu.vn - Thông Tin Kiến Thức Bổ Ích