Thcshuynhphuoc-np.edu.vn - Thông Tin Kiến Thức Bổ Ích

KHTN 8 Bài 43: Khái quát về sinh quyển và các khu sinh học Giải KHTN 8 Cánh diều trang 198, 199, 200

Tháng mười một 3, 2023 by Thcshuynhphuoc-np.edu.vn

Bạn đang xem bài viết KHTN 8 Bài 43: Khái quát về sinh quyển và các khu sinh học Giải KHTN 8 Cánh diều trang 198, 199, 200 tại thcshuynhphuoc-np.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Giải bài tập KHTN 8 Bài 43: Khái quát về sinh quyển và các khu sinh học giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều trang 198, 199, 200.

Giải Khoa học tự nhiên 8 Bài 43 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 43 Chủ đề 9: Sinh quyển – Phần 4: Trái đất và bầu trời cho học sinh của mình. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của thcshuynhphuoc-np.edu.vn nhé:

Mục Lục Bài Viết

  • Trả lời câu hỏi hình thành kiến thức, kĩ năng Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều Bài 43
    • Câu 1
    • Câu 2
    • Câu 3
    • Câu 4
  • Trả lời câu hỏi Luyện tập Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều Bài 43

Trả lời câu hỏi hình thành kiến thức, kĩ năng Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều Bài 43

Câu 1

Quan sát hình 43.1 và nêu các thành phần cấu trúc của Sinh quyển.

KHTN 8 Bài 43: Khái quát về sinh quyển và các khu sinh học Giải KHTN 8 Cánh diều trang 198, 199, 200

Trả lời:

Các thành phần cấu trúc của sinh quyển gồm: Khí quyển, địa quyển và thủy quyển.

Câu 2

Dựa vào yếu tố nào để phân chia các khu sinh học? Có những khu sinh học chủ yếu nào?

Khám Phá Thêm:   Bạn hiểu thế nào về hai dòng thơ đầu Chiếc lá đầu tiên? Soạn bài Chiếc lá đầu tiên - Chân trời sáng tạo 10

Trả lời:

– Phân chia các khu sinh học dựa vào yếu tố đặc trưng về đất đai và khí hậu của một vùng địa lí xác định.

– Những khu sinh học chủ yếu gồm: khu sinh học trên cạn (đồng rêu đới lạnh, rừng lá kim phương bắc, rừng rụng lá theo mùa ôn đới, thảo nguyên, savan, sa mạc và hoang mạc, rừng nhiệt đới) và khu sinh học dưới nước (khu sinh học nước ngọt, khu sinh học nước mặn).

Câu 3

Tìm những ví dụ về sự thích nghi của sinh vật với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở mỗi khu sinh học.

Trả lời:

Ví dụ về sự thích nghi của sinh vật với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở mỗi khu sinh học:

– Gấu bắc cực thích nghi với điều kiện quanh năm băng giá ở khu sinh học đồng rêu đới lạnh: Có bộ lông và lớp mỡ dày giúp giữ ấm, không có lông mi do lông mi có thể gây đóng băng trên mắt, bộ lông màu trắng giúp chúng ngụy trang, có tập tính ngủ đông và hoạt động trong mùa hạ vào ban ngày.

– Cây xương rồng thích nghi với điều kiện khí hậu khô hạn, nhiệt độ không khí nóng vào ban ngày và lạnh vào ban đêm ở khu sinh học sa mạc và hoang mạc: Thân cây biến dạng thành thân mọng nước giúp dự trữ nước cho cây, thân cũng có các rãnh chạy dọc chiều dài thân giúp chuyển nước mưa, nước sương thành một dòng xuống rễ; Lá xương rồng biến thành gai hạn chế được sự thoát hơi nước; Rễ cây dài, lan rộng giúp cây hấp thu nước;…

Khám Phá Thêm:   Văn mẫu lớp 9: Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về chi tiết “cái bóng” trong Chuyện người con gái Nam Xương Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ

– Cây đước thích nghi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại khu sinh học rừng ngập mặn: Bộ rễ chia làm hai phần là rễ cọc và rễ phụ, rễ cọc cắm thẳng, rễ phụ phát triển thành chùm, mọc từ phần thân gần gốc giúp cây chống đỡ, hạn chế ảnh hưởng của sóng và gió; Quả đước có dạng hình trụ dài, khi già sẽ tự rụng cắm thẳng xuống lớp bùn và hình thành cây mới.

Câu 4

Hệ động vật, thực vật ở các hệ sinh thái nước đứng và nước chảy có đặc điểm gì thích nghi với điều kiện môi trường sống?

Trả lời:

Đặc điểm thích nghi của hệ động vật, thực vật ở các hệ sinh thái nước đứng và nước chảy với điều kiện môi trường sống:

– Hệ sinh thái nước đứng:

  • Vùng nước nông có các loài thực vật có rễ bám trong bùn, khả năng chịu đựng khi mực nước thay đổi; có các động vật đáy có cơ chế dinh dưỡng chủ yếu là ăn mùn bã hữu cơ.
  • Vùng nước sâu vừa có các sinh vật phù du có cấu tạo thích nghi cho phép chúng nổi tự do trong nước.
  • Vùng nước sâu có các động vật thích nghi với bóng tối, một số có có quan khứu giác phát triển giúp chúng xác định con mồi trong môi trường thiếu ánh sáng.

– Hệ sinh thái nước chảy:

  • Thực vật sống ở hệ sinh thái nước chảy thường có rễ sâu để bám giữ hoặc thân nổi thích nghi với điều kiện nước chảy; lá và thân mềm, thuôn dài giúp giảm lực cản từ dòng nước.
  • Động vật sống ở vùng thượng lưu – nơi thường có nước chảy xiết thường có khả năng bơi giỏi.
Khám Phá Thêm:   Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh 6 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều 3 Đề kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Anh 6 - Explore English (Có ma trận)

Trả lời câu hỏi Luyện tập Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều Bài 43

Tại sao vùng ven bờ lại có thành phần sinh vật phong phú hơn vùng khơi?

Trả lời:

Vùng ven bờ có thành phần sinh vật phong phú hơn vùng khơi vì: Vùng ven bờ có sự đa dạng về địa hình, khí hậu, môi trường đất (đất mặn, đất phèn, đất cát,…), môi trường nước (nước từ mặn cho đến lợ),… tạo ra nhiều loại môi trường sống đa dạng, thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của nhiều nhóm loài.

Cảm ơn bạn đã xem bài viết KHTN 8 Bài 43: Khái quát về sinh quyển và các khu sinh học Giải KHTN 8 Cánh diều trang 198, 199, 200 tại thcshuynhphuoc-np.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

Từ Khoá Liên Quan:

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn

Bài Viết Liên Quan

Nghị luận về sự cần thiết của việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp Tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng giao tiếp
Nghị luận về sự cần thiết của việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp Tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng giao tiếp
Phân tích truyện Con chó xấu xí của Kim Lân Viết văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm truyện
Phân tích truyện Con chó xấu xí của Kim Lân Viết văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm truyện
Viết đoạn văn khoảng 200 chữ phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng Những bài văn hay lớp 10
Viết đoạn văn khoảng 200 chữ phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng Những bài văn hay lớp 10
Previous Post: « Thần hộ mệnh của 12 cung hoàng đạo 2019
Next Post: Đắp mặt nạ bơ có tác dụng gì và đắp như thế nào? »

Primary Sidebar

Công Cụ Hôm Nay

  • Thời Tiết Hôm Nay
  • Tử Vi Hôm Nay
  • Lịch Âm Hôm Nay
  • Lịch Thi Đấu Bóng Đá Hôm Nay
  • Giá Vàng Hôm Nay
  • Tỷ Giá Ngoaị Tệ Hôm Nay
  • Giá Xăng Hôm Nay
  • Giá Cà Phê Hôm Nay

Công Cụ Online

  • Photoshop Online
  • Casio Online
  • Tính Phần Trăm (%) Online
  • Giải Phương Trình Online
  • Ghép Ảnh Online
  • Vẽ Tranh Online
  • Làm Nét Ảnh Online
  • Chỉnh Sửa Ảnh Online
  • Upload Ảnh Online
  • Paint Online
  • Tạo Meme Online
  • Chèn Logo Vào Ảnh Online

Bài viết mới

  • Tiểu sử và Sự Nghiệp Của Ryan Sessegnon: Tài Năng Trẻ Đáng Chú Ý Trong Bóng Đá Anh
  • Phil Foden – Ngôi sao trẻ đầy triển vọng của bóng đá Anh
  • Các cầu thủ nổi tiếng bị rơi vào vòng lao lý
  • Ý Nghĩa Số Áo 14 Trong Bóng Đá
  • Nghị luận về sự cần thiết của việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp Tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng giao tiếp
  • Phân tích truyện Con chó xấu xí của Kim Lân Viết văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm truyện
  • Viết đoạn văn khoảng 200 chữ phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng Những bài văn hay lớp 10
  • Nghị luận về lối sống phông bạt của giới trẻ hiện nay Viết bài văn nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống
  • Phân tích đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện Con chó xấu xí Những bài văn hay lớp 11
  • Viết bài văn kể lại một câu chuyện về trí thông minh hoặc khả năng tìm tòi, sáng tạo của con người Kể lại một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe lớp 4 KNTT

Copyright © 2025 · Thcshuynhphuoc-np.edu.vn - Thông Tin Kiến Thức Bổ Ích