Bạn đang xem bài viết GDCD 9 Bài 1: Sống có lí tưởng Giáo dục công dân lớp 9 Kết nối tri thức trang 5, 6, 7, 8, 9 tại thcshuynhphuoc-np.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải bài tập GDCD 9 Bài 1: Sống có lí tưởng giúp các em học sinh lớp 8 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 5, 6, 7, 8, 9.
Soạn Giáo dục công dân 9 Bài 1 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK giúp các em nắm vững kiến thức. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 1 cho học sinh của mình. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi trong bài viết dưới đây của thcshuynhphuoc-np.edu.vn:
Giải GDCD 9 Kết nối tri thức Bài 1 – Luyện tập
Luyện tập 1
Em đồng tình hay không đồng tình với quan điểm nào dưới đây? Vì sao?
a) Tất cả những người sống có mục đích đều là những người sống có lí tưởng.
b) Người sống có lí tưởng là người luôn suy nghĩ và hành động để thực hiện mục tiêu chung của dân tộc.
c) Những ai tích cực làm giàu đều là người sống có lí tưởng.
d) Ở mỗi thời đại khác nhau, con người có lí tưởng sống khác nhau.
e) Người sống có lí tưởng là người có nhiều ước mơ, hoài bão.
g) Đối với học sinh, tích cực học tập để mai sau lập nghiệp, góp phần xây dựng quê hương, đất nước chính là sống có lí tưởng.
Trả lời:
– Quan điểm a) Không đồng tình, vì: Không phải người sống có mục đích nào cũng đều là những người sống có lí tưởng vì chỉ có mục đích sống cao đẹp mới được gọi là lí tưởng.
– Quan điểm b) Đồng tình, vì: Mục đích sống cao đẹp mới được gọi là lí tưởng, suy nghĩ và hành động để thực hiện mục tiêu chung của dân tộc chính là sống có lí tưởng.
– Quan điểm c) Không đồng tình, vì: Không phải ai tích cực làm giàu đều là người sống có lí tưởng vì có những người làm giàu bất chính. Làm giàu chân chính, đóng góp cho gia đình, cộng đồng và đất nước, góp phần thực hiện mục tiêu “dân giàu nước mạnh” mới là sống có lí tưởng.
– Quan điểm d) Đồng tình, vì: Lí tưởng sống được hình thành từ yêu cầu của đời sống xã hội hiện thực. Ở mỗi thời đại khác nhau, yêu cầu của đời sống xã hội hiện thực khác nhau nên con người có lí tưởng sống khác nhau.
– Quan điểm e) Không đồng tình, vì: Người có nhiều ước mơ, hoài bão nhưng ước mơ, hoài bão đó không cao đẹp và không kiên gan bên chí, nỗ lực phấn đấu để đạt ước mơ, hoài bão ấy thì không được gọi là người sống có lí tưởng.
– Quan điểm g) Đồng tình, vì: Đối với học sinh, tích cực học tập để mai sau lập nghiệp, góp phần xây dựng quê hương, đất nước chính là sống có lí tưởng, bởi vì khi mục đích cá nhân hòa chung với mục đích của quốc gia, dân tộc thì đó chính là lí tưởng.
Luyện tập 2
Từ quan điểm dưới đây, em hãy viết bài thuyết trình về ý nghĩa của việc sống có lí tưởng:
Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống.
(Lev Nikolayevich Tolsoy)
Trả lời:
(*) Bài thuyết trình tham khảo:
Trên biển cả, những con thuyền lênh đênh luôn cần một ngọn hải đăng để chỉ đường, để tìm đường về bến an toàn và hòa bình. Mỗi người trong chúng ta cũng cần một ngọn hải đăng riêng, đó chính là lí tưởng sống. Lí tưởng này sẽ là nguồn động viên mạnh mẽ, giúp chúng ta bay cao với những ước mơ và hướng dẫn chúng ta đến hạnh phúc trong cuộc sống. Đúng như Lev Nikolayevich Tolsoy – một nhà văn tài ba người Nga đã từng nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng, không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống.”
Lí tưởng sống chính là mục tiêu cao cả mà mỗi người trong chúng ta khao khát và mong muốn đạt được. Nó giống như ngọn đèn trong đêm tối, giúp chúng ta thấy rõ con đường và những điều quan trọng xung quanh. Nhưng lí tưởng không chỉ giới hạn ở việc chỉ định hướng đi, nó còn đồng thời là động lực mạnh mẽ, thúc đẩy chúng ta vượt qua khó khăn và gắn bó với mục tiêu cuộc đời.
Ví dụ, Bác Hồ, tượng đài của lí tưởng sống, đã sống với mục tiêu giải phóng dân tộc và độc lập quốc gia. Thậm chí trong những hoàn cảnh khó khăn, ông vẫn không bao giờ từ bỏ lí tưởng của mình. Đó là lí tưởng mang tính toàn cầu, nhưng lí tưởng không nhất thiết phải vô cùng lớn lao. Quan trọng hơn là ta phải sống với lí tưởng và theo đuổi nó một cách thành thật. Cuộc sống có ý nghĩa khi ta sống vì mọi người, và trong đó, mọi người cũng sẽ sống vì ta.
Ví dụ khác như thầy Nguyễn Ngọc Kí, người đã trải qua nhiều khó khăn nhưng không bao giờ từ bỏ. Thầy là tấm gương sống của sự tận hiến và cống hiến cho đời, dù có thể điểm danh với những khuyết điểm về sức khỏe. Điều quan trọng không phải là bạn đã đạt được mục tiêu lớn hay không, mà là bạn đã sống với lí tưởng và cống hiến mình cho điều bạn tin tưởng.
Trong cuộc sống, không phải ai cũng nhận ra giá trị của lí tưởng sống. Một số người sống vô tư, không chú trọng đến việc đặt mục tiêu và lí tưởng trong cuộc sống. Họ có thể lạc hướng và dễ bị cuốn vào những thứ trái với giá trị đạo đức và xã hội.
Tuy nhiên, chúng ta cần nhớ rằng lí tưởng sống không nhất thiết phải lớn lao và phức tạp. Một lí tưởng có thể đơn giản như việc trở thành một người cha hay người mẹ tốt, hay thậm chí là làm việc chăm chỉ để cống hiến cho gia đình. Quan trọng là ta phải có lí tưởng và theo đuổi nó một cách đầy kiên nhẫn và tận tâm. Lí tưởng sẽ là nguồn động viên giúp ta vượt qua khó khăn, giữ vững mục tiêu và đạt được thành công trong cuộc sống.
Cuối cùng, để trang bị cho cuộc hành trình của chúng ta, ta cần học hỏi và phát triển kiến thức và kỹ năng. Lý tưởng không đến từ hành động mù quáng, mà từ hiểu biết và sự phấn đấu không ngừng nghỉ. Hãy tận dụng kiến thức, học hỏi từ mọi nguồn, và luôn đặt mục tiêu cao cho bản thân để có thể cống hiến cho xã hội và làm cho cuộc sống thêm ý nghĩa.
Luyện tập 3
Em hãy nhận xét về việc làm của thanh niên trong các bức ảnh dưới đây và nêu ý nghĩa của những việc làm đó.
Trả lời:
– Nhận xét:
- Tranh 1: Thanh niên khởi nghiệp, làm giàu cho bản thân, gia đình và quê hương, đất nước.
- Tranh 2: Người lính ở quần đảo Trường Sa, bảo vệ biển đảo của Tổ quốc.
- Tranh 3: Thanh niên tham gia hoạt động tình nguyện, dọn rác, trồng cây, bảo vệ môi trường.
- Tranh 4: Thanh niên chế tạo rô bốt. Những sáng chế này áp dụng vào lĩnh vực sản xuất sẽ góp phần giảm nhẹ sức lao động, nâng cao năng suất lao động của con người; góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
– Ý nghĩa của các việc làm đó:
- Giúp cho mỗi cá nhân được học hỏi kiến thức và rèn luyện các kĩ năng mới.
- Góp phần thay đổi thái độ, hành vi, thói quen, lan tỏa lối sống đẹp trong cộng đồng, tạo dựng hình ảnh đẹp về lớp thanh niên giàu lòng yêu nước, xung kích vì cộng đồng
- Có đóng góp lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Luyện tập 4
Em hãy kể về một tấm gương thanh niên Việt Nam tiêu biểu trong hoạt động học tập/ nghiên cứu khoa học khởi nghiệp thiện nguyện… và rút ra bài học cho bản thân.
Trả lời:
(*) Tham khảo: Tấm gương thanh niên tiêu biểu (anh Hồ Xuân Vinh)
– Năm 2021, khi mới 35 tuổi, anh Hồ Xuân Vinh đã điều hành 2 công ty: là phó giám đốc Công ty TNHH Hồ Hoàn Cầu, giám đốc Công ty TNHH ABACA Việt Nam, đạt doanh thu hằng năm khoảng 20 tỉ đồng, tạo công ăn việc làm cho bà con, thanh niên ở địa phương.10 năm trước, anh từ bỏ công việc với mức lương khá cao tại một tập đoàn lớn, trở về quê hương Nghệ An lập nghiệp từ sản phẩm gạch không nung.
– Với sáng kiến dây chuyền thiết bị sản xuất gạch không nung, qua nhiều lần cải tiến, anh Vinh đã chế tạo thành công máy ép gạch thế hệ thứ 9 với nhiều tính năng vượt trội, sản phẩm này hiện có mặt tại tất cả 63 tỉnh, thành trên cả nước và xuất khẩu đi 8 nước trên thế giới. Không dừng lại ở đó, anh tiếp tục nghiên cứu, sáng tạo và cho ra đời các dòng máy mới như máy đúc gạch không nung, máy gạch Terrazzo mâm xoay, máy gạch Leho từ đất đồi, máy cấp liệu sản xuất gạch sinh thái tự chèn, máy bẻ đai thép tự động, trạm trộn bêtông…
– Đặc biệt, trong năm 2020 trước tác động của đại dịch COVID-19, nhận thấy tình trạng khan hiếm máy thở và máy trợ thở ở Việt Nam, anh đã tìm tòi các nguyên lý về máy trợ thở để tạo ra phiên bản nhỏ gọn, tiện lợi, chi phí thấp và dễ sử dụng.
– Tạo dựng được tiếng vang trong ngành vật liệu xây dựng, anh Vinh tiếp tục tìm tòi hướng đi mới, mày mò sáng chế hữu ích trong lĩnh vực nông nghiệp với mong muốn tạo sinh kế bền vững cho bà con nông dân. Từ ý tưởng này, anh đã nghiên cứu, cho ra đời các dây chuyền công nghệ, thiết bị tách sợi từ thân cây chuối, thân cây dứa… Anh đã tận dụng được phế phẩm nông nghiệp tạo ra nhiều sản phẩm hữu ích, mang lại giá trị, nguồn lợi kinh tế cho bà con nông dân.
Luyện tập 5
Dựa vào nhiệm vụ của thanh niên Việt Nam, em hãy xác định nhiệm vụ mà bản thân phải thực hiện trong học tập và cuộc sống, từ đó xây dựng kế hoạch để thực hiện những nhiệm vụ đó.
Trả lời:
– Xác định lí tưởng sống: tích cực học tập, lao động, rèn luyện, tham gia các hoạt động xã hội để góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
– Gợi ý kế hoạch hành động:
- Biết phấn đấu, vươn lên trong cuộc sống của mình, nỗ lực hết sức để mong muốn đạt được những thành tựu cho riêng mình.
- Khi vấp ngã không chán nản, buông xuôi mà tìm cách đứng dậy sau vấp ngã để đi tiếp con đường mình đã chọn.
- Biết yêu thương những người xung quanh, luôn muốn lan tỏa những thông điệp tích cực ra xã hội, làm cho xã hội này tốt đẹp hơn.
Giải GDCD 9 Kết nối tri thức Bài 1 – Vận dụng
Vận dụng 1
Hãy thiết kế một thông điệp về lí tưởng sống và trang trí ở góc học tập làm mục tiêu phấn đấu của em.
Trả lời:
(*) Sản phẩm tham khảo (tranh vẽ):
Vận dụng 2
Em hãy thực hiện kế hoạch rèn luyện theo lí tưởng và chia sẻ với các bạn về những kết quả mà em đã đạt được, những điều chưa đạt được theo kế hoạch và phương hướng phấn đấu của em.
Trả lời:
(*) Lưu ý: Học sinh tự thực hiện kế hoạch rèn luyện bản thân sau đó báo cáo trước lớp.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết GDCD 9 Bài 1: Sống có lí tưởng Giáo dục công dân lớp 9 Kết nối tri thức trang 5, 6, 7, 8, 9 tại thcshuynhphuoc-np.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Từ Khoá Liên Quan: