Thcshuynhphuoc-np.edu.vn - Thông Tin Kiến Thức Bổ Ích

Đề cương ôn tập hè môn Ngữ văn 6 sách Cánh diều Ôn tập hè môn Văn lớp 6 lên 7

Tháng 5 17, 2024 by Thcshuynhphuoc-np.edu.vn

Bạn đang xem bài viết Đề cương ôn tập hè môn Ngữ văn 6 sách Cánh diều Ôn tập hè môn Văn lớp 6 lên 7 tại thcshuynhphuoc-np.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Đề cương ôn tập hè môn Ngữ văn 6 sách Cánh diều gồm 24 trang, tổng hợp những kiến thức quan trọng, cùng các đề ôn tập cho các em luyện tập dịp hè 2024 này, để chuẩn bị hành trang vào lớp 7 năm 2024 – 2025.

Đề cương ôn tập hè Văn 6 Cánh diều còn giúp thầy cô tham khảo để giao đề ôn tập cho học sinh của mình theo chương trình mới. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm đề cương môn Toán 6. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây:

Ôn tập hè lớp 6 lên 7 môn Ngữ Văn sách Cánh diều

PHẦN 1. KHÁI QUÁT KIẾN THỨC ĐÃ HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 6

BÀI 1: KHÁI QUÁT KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CÁC THỂ LOẠI ĐÃ HỌC

Các thể loại Ngữ Văn lớp 6 đã học

I. Truyện truyền thuyết, truyện cổ tích

II. Thơ

III. Truyện đồng thoại, Truyện của Puskin và An – đéc – xen

IV. Văn bản nghị luận

V. Văn bản thông tin

VI. Truyện ngắn

1. Ôn tập kiến thức chung về truyện ngắn

– Truyện ngắn: là tác phẩm văn xuôi cỡ nhỏ, ít nhân vật, ít sự việc phức tạp. .. Chi tiết và lời văn trong truyện ngắn rất cô đọng.

– Đặc điểm nhân vật: là những nét riêng của nhân vật trong truyện, thường được thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ.

– Lời người kể chuyện: là lời của người đã kể lại câu chuyện. Nếu người kể theo ngôi thứ nhất thì lời của người kể là lời của người xưng “tôi”. Nếu người kể theo ngôi thứ ba thì lời của người kể là lời của người ngoài, không tham gia câu chuyện.

– Lời nhân vật: là lời của một nhân vật trong truyện.

2. Một số lưu ý khi đọc – hiểu văn bản truyện ngắn

– Đọc kĩ văn bản, nhận biết được các yếu tố của truyện (ngôi kể, các nhân vật trong truyện, cốt truyện, lời người kể chuyện, lời nhân vật…)

– Đọc kĩ văn bản, suy nghĩ về đề tài, nội dung của truyện.

– Truyện mang đến cho người đọc những nhận thức gì, những hiểu biết gì về cuộc sống.

– Truyện mang lại thông điệp gì cho người đọc.

– Liên hệ bản thân (nếu có).

3. Ôn tập một số văn bản truyện ngắn đã được học

a. Truyện Bức tranh của em gái tôi:

– Ngôi kể: ngôi thứ nhất

– Nhân vật chính: Kiều Phương, người anh trai

– Nội dung chính: Chuyện kể về cô em gái Kiều Phương có tài năng hội họa. Cả nhà đều vui mừng duy chỉ có người anh trai ghen tị, mặc cảm và luôn tìm cách xa lánh em gái. Trong một lần khi em gái đạt giải nhất trong kì thi vẽ tranh với bức tranh anh trai tôi, người anh mới nhận ra tấm lòng nhân hậu của em và tự thấy xấu hổ, hối hận về mình.

– Thông điệp: Truyện nhắc nhở chúng ta về mối quan hệ, thái độ, cách ứng xử giữa người này với người khác trong cuộc sống hàng ngày. Qua đó khẳng định: Tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn lòng ghen ghét, đố kị. Không nên đố kị, ghen ghét trước tài năng của người khác mà cần phải biết vượt qua tất cả những mặc cảm, tự ti để vượt qua chính mình.

Khám Phá Thêm:   Văn mẫu lớp 10: Đoạn văn chia sẻ suy nghĩ về truyện Đi san mặt đất Viết đoạn văn suy nghĩ về truyện thần thoại

b. Truyện Điều không tính trước

– Ngôi kể: ngôi thứ nhất

– Nhân vật chính: Tôi, Nghị, Phước

– Nội dung chính: Truyện kể về câu chuyện mà tôi không lường trước được đó là trong một lần đá bóng, tôi xảy ra xích mích với Nghị. Cứ nghĩ chúng tôi sẽ xảy ra cuộc tranh chấp đánh nhau ai ngờ cả cả ba lại trò chuyện vui vẻ và trở thành những người bạn tốt.

– Bài học: Trước một sự việc, chúng ta cần bình tĩnh để đánh giá mọi việc không nên lấy bạo lực để giải quyết mọi chuyện.

4. Thực hành một số đề đọc hiểu – ngữ liệu cùng thể loại

Đề số 1:

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“…Hiên là đứa con gái bên hàng xóm, bạn với Lan và Duyên. Sơn thấy chị gọi nó không lại, bước gần đến trông thấy con bé co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Chị Lan cũng đến hỏi:

– Sao áo của mày rách thế Hiên, áo lành đâu không mặc?

Con bé bịu xịu nói:

– Hết áo rồi, chỉ còn cái này.

– Sao không bảo u mày may cho?

Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn cùng nói với Hiên đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, Sơn lại gần chị thì thầm:

– Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ.

– Ừ, phải đấy. Để chị về lấy.

Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo. Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui”…

(Trích Gió lạnh đầu mùa, Thạch Lam)

Câu 1: Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? Dựa vào dấu hiệu nào để em biết điều đó?

Câu 2: Đoạn trích trên có những nhân vật chính nào?

Câu 3: Xác định lời nhân vật và lời của người kể chuyện trong đoạn văn sau:

“…Hiên là đứa con gái bên hàng xóm, bạn với Lan và Duyên. Sơn thấy chị gọi nó không lại, bước gần đến trông thấy con bé co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Chị Lan cũng đến hỏi:

– Sao áo của mày rách thế Hiên, áo lành đâu không mặc?

Câu 4: Xác định các thành phần chính trong câu Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo.

Câu 5: Qua đoạn trích, em cảm nhận được nhân vật Sơn và chị Lan là người như thế nào?

Khám Phá Thêm:   Cách tải và cài đặt Pokemon Masters trên điện thoại

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu 1: Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ ba. Dấu hiệu nhận biết điều đó: người kể giấu mình, gọi tên theo tên của nhân vật (Sơn, Lan, Hiên).

Câu 2: Đoạn trích trên có những nhân vật chính: Sơn, Lan, Hiên

Câu 3:

Lời nhân vật: Sao áo của mày rách thế Hiên, áo lành đâu không mặc?

Lời của người kể chuyện:

Hiên là đứa con gái bên hàng xóm, bạn với Lan và Duyên. Sơn thấy chị gọi nó không lại, bước gần đến trông thấy con bé co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Chị Lan cũng đến hỏi:

Câu 4: Thành phần chính trong câu:

– Chủ ngữ:chị Lan

– Vị ngữ: hăm hở chạy về nhà lấy áo.

Câu 5: Qua đoạn trích, em cảm nhận được nhân vật Sơn và chị Lan là những người tốt bụng, trong sáng và giàu tình yêu thương.

…..

5. Một số bài tập trắc nghiệm

Câu 1. Nhân vật chính trong truyện Bức tranh của em gái tôi?

A. Người em gái
B. Người em gái, anh trai
C. Bé Quỳnh
D. Người anh trai

Câu 2. Lý do nào cho thấy anh trai là nhân vật trung tâm trong truyện bức tranh của em gái tôi?

A. Người anh trai là người kể lại câu chuyện
B. Qua người anh để ca ngợi tài năng của cô em gái
C. Truyện tập trung miêu tả quá trình nhận thức ra thiếu sót của người anh
D. Truyện kể về người anh, cô em có tài hội họa

Câu 3. Truyện Bức tranh của em gái tôi, tác giả sử dụng chủ yếu phương thức biểu đạt gì?

A. Miêu tả
B. Tự sự
C. Biểu cảm
D. Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Câu 4. Truyện Bức tranh của em gái tôi sử dụng lời kể của ai?

A. Lời người anh, ngôi thứ nhất
B. Lời người em, ngôi thứ hai
C. Lời tác giả, ngôi thứ ba
D. Lời người dẫn truyện, ngôi thứ hai

Câu 5. Dòng nào diễn đạt đúng thái độ người anh khi thoạt đầu thấy cô em gái tự chế màu vẽ?

A. Bực bội, khó chịu vì em gái hay lục lọi
B. Kẻ cả, cho là em nghịch ngợm
C. Lấy làm lạ, bí mật theo dõi em
D. Ngăn cản không cho em nghịch

Câu 6. Khi tài năng của cô em được phát hiện, người anh có thái độ ra sao?

A. Chê bai, không thèm quan tâm tranh của em
B. Ghét bỏ, luôn luôn mắng em vô cớ
C. Buồn bã, khó chịu, gắt gỏng, không còn thân với em như trước
D. Vui mừng vì em có tài

Câu 7. Trình tự diễn biến tâm trạng của người anh khi xem bức tranh em gái vẽ mình?

A. Hãnh diện, tự hào, xấu hổ
B. Ngạc nhiên, xấu hổ, hãnh diện
C. Tức tối, xấu hổ, hành diện
D. Ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ

Câu 8. Vì sao người anh thấy xấu hổ khi nhìn thấy bức tranh em gái vẽ mình?

A. Em gái mình vẽ không đẹp
B. Em gái mình vẽ đẹp hơn bình thường
C. Em gái mình vẽ bằng tâm hồn trong sáng, nhân hậu
D. Em gái vẽ sai về mình

Khám Phá Thêm:   Hướng dẫn tải và cài đặt Dota 2

Câu 9. Nhận xét không đúng về nhân vật Kiều Phương?

A. Hồn nhiên, hiếu động
B. Tài hội họa hiếm có
C. Tình cảm trong sáng nhân hậu
D. Không quan tâm đến anh

Câu 10. Bài học rút ra từ truyện Bức tranh của em gái tôi?

A. Cần vượt qua lòng tự ti trước tài năng của người khác
B. Trân trọng và vui mừng trước những thành công của người khác
C. Nhân hậu và độ lượng sẽ giúp mình vượt qua được tính ích kỉ cá nhân
D. Cả ba đáp án trên.

Câu 11: Nguyên nhân dẫn đến sự việc: “Tôi chuẩn bị đánh nhau” trong văn bản Điều không tính trước là gì?

A. Xích mích trong gia đình
B. Xích mích vì bạn gái
C. Xích mích trong một trận bóng
D. Xích mích trong một trận đá cầu

Câu 12: Trong văn bản Điều không tính trước, nhân vật Nghĩa đã không công nhận bàn thắng của nhân vật “tôi”. Đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Câu 13: Văn bản Điều không tính trước thuộc thể loại truyện ngắn. Đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Câu 14: Văn bản Điều không tính trước của tác giả nào?

A. Thạch Lam
B. Nguyễn Khải
C. Nguyễn Nhật Ánh
D. Tô Hoài

Câu 15: Trong văn bản Điều không tính trước, nhân vật “tôi” đã bị kết vào lỗi gì trong trận đá bóng?

A. Chạm tay
B. Kéo người
C. Việt vị
D. Phạt đền

Câu 16: Nhân vật nào dưới đây không xuất hiện trong văn bản Điều không tính trước?

A. Nghĩa
B. Nghi
C. Lợi
D. Phước

Câu 17: Trong văn bản Điều không tính trước, nhân vật “tôi” đã có thái độ như thế nào khi không được công nhận bàn thắng?

A. Vui vẻ chấp nhận
B. Không quan tâm
C. Ức chế và giận tím mặt
D. Bình thản

Câu 18: Trong văn bản Điều không tính trước, nhân vật “tôi” đã chuẩn bị điều gì sau trận đánh bóng bị quy lỗi của mình?

A. Trận đánh nhau
B. Rèn luyện đá bóng tốt hơn
C. Đọc sách về đá bóng
D. Xem thêm các trận bóng để rút kinh nghiệm

Câu 19: Trong văn bản Điều không tính trước, nhân vật Nghi đã chuẩn bị “vũ khí” gì để đáp lại đám bạn?

A. Kềm
B. Roi
C. Cuốn luật bóng đá
D. Dây thun

Câu 20: Đâu là nhận xét đúng nhất về nhân vật “tôi” trong văn bản Điều không tính trước?

A. Là cậu bé nóng nảy, nông nổi
B. Là cậu bé thông minh, hài hước
C. Là cậu bé tốt bụng, điềm tĩnh
D. Là cậu bé vui vẻ, không chấp nhặt

….

>> Tải file để tham khảo trọn bộ đề cương ôn tập hè môn Văn 6

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đề cương ôn tập hè môn Ngữ văn 6 sách Cánh diều Ôn tập hè môn Văn lớp 6 lên 7 tại thcshuynhphuoc-np.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

Từ Khoá Liên Quan:

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn

Bài Viết Liên Quan

Nghị luận về sự cần thiết của việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp Tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng giao tiếp
Nghị luận về sự cần thiết của việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp Tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng giao tiếp
Phân tích truyện Con chó xấu xí của Kim Lân Viết văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm truyện
Phân tích truyện Con chó xấu xí của Kim Lân Viết văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm truyện
Viết đoạn văn khoảng 200 chữ phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng Những bài văn hay lớp 10
Viết đoạn văn khoảng 200 chữ phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng Những bài văn hay lớp 10
Previous Post: « Dẫn chứng về từ thiện Ví dụ về hoạt động từ thiện
Next Post: Đề ôn tập hè môn Toán, Tiếng Việt lớp 2 Bài tập ôn hè môn Toán, tiếng Việt lớp 2 »

Primary Sidebar

Công Cụ Hôm Nay

  • Thời Tiết Hôm Nay
  • Tử Vi Hôm Nay
  • Lịch Âm Hôm Nay
  • Lịch Thi Đấu Bóng Đá Hôm Nay
  • Giá Vàng Hôm Nay
  • Tỷ Giá Ngoaị Tệ Hôm Nay
  • Giá Xăng Hôm Nay
  • Giá Cà Phê Hôm Nay

Công Cụ Online

  • Photoshop Online
  • Casio Online
  • Tính Phần Trăm (%) Online
  • Giải Phương Trình Online
  • Ghép Ảnh Online
  • Vẽ Tranh Online
  • Làm Nét Ảnh Online
  • Chỉnh Sửa Ảnh Online
  • Upload Ảnh Online
  • Paint Online
  • Tạo Meme Online
  • Chèn Logo Vào Ảnh Online

Bài viết mới

  • Tiểu sử và Sự Nghiệp Của Ryan Sessegnon: Tài Năng Trẻ Đáng Chú Ý Trong Bóng Đá Anh
  • Phil Foden – Ngôi sao trẻ đầy triển vọng của bóng đá Anh
  • Các cầu thủ nổi tiếng bị rơi vào vòng lao lý
  • Ý Nghĩa Số Áo 14 Trong Bóng Đá
  • Nghị luận về sự cần thiết của việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp Tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng giao tiếp
  • Phân tích truyện Con chó xấu xí của Kim Lân Viết văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm truyện
  • Viết đoạn văn khoảng 200 chữ phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng Những bài văn hay lớp 10
  • Nghị luận về lối sống phông bạt của giới trẻ hiện nay Viết bài văn nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống
  • Phân tích đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện Con chó xấu xí Những bài văn hay lớp 11
  • Viết bài văn kể lại một câu chuyện về trí thông minh hoặc khả năng tìm tòi, sáng tạo của con người Kể lại một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe lớp 4 KNTT

Copyright © 2025 · Thcshuynhphuoc-np.edu.vn - Thông Tin Kiến Thức Bổ Ích