Bạn đang xem bài viết Chuyên đề giải Toán tìm X lớp 3 Ôn tập Toán lớp 3 tại thcshuynhphuoc-np.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Trở thành một người giỏi Toán từ nhỏ là một mục tiêu mà rất nhiều học sinh hướng đến. Nhờ vào kiến thức Toán cơ bản, họ có thể áp dụng vào các bài toán của cuộc sống hàng ngày và phát triển các kỹ năng tư duy logic. Trong chương trình học lớp 3, chủ đề “Tìm X” là một trong những chủ đề quan trọng để rèn luyện khả năng tính toán và rút ra công thức.
Chuyên đề giải Toán tìm X lớp 3 giúp các em hiểu rõ định nghĩa, các kiến thức cần nhớ, cùng 6 dạng Toán tìm x cho các em học sinh lớp 3 tham khảo, nắm chắc kiến thức dạng Toán tìm x.
Bên cạnh đó, còn có 24 bài tập thực hành cho các em luyện giải thật nhuần nhuyễn, để không còn bỡ ngỡ khi làm bài thi, dễ dàng đạt được kết quả cao trong kỳ thi học kì 2 năm 2022 – 2023 sắp tới. Chi tiết mời các em cùng tải miễn phí chuyên đề Toán tìm x lớp 3:
Tìm x là gì?
Tìm x là dạng toán đi tìm giá trị của ẩn x trong phép tính.
Ví dụ: Tìm x biết
a) x + 5035 = 7110
x = 7110 – 5035
x = 2075
b) x : 27 = 63
x = 63 x 27
x = 1701
Lưu ý cần nhớ khi giải toán tìm X lớp 3
1. Để giải được các bài toán tìm X thì cần các thành phần và kết quả của:
Để giải được các bài toán tìm X thì cần dựa vào các thành phần và kết quả của phép tính:
Phép cộng: Số hạng + Số hạng = tổng
=> Số hạng = Tống – Số hạng
Phép trừ: Số bị trừ – Số trừ = Hiệu
=> Số bị trừ = Số trừ + Hiệu, Số trừ = Số bị trừ – Hiệu
Phép nhân: Thừa số × Thừa số = Tích
=> Thừa số = Tích : Thừa số
Phép chia: Số bị chia : Số chia = Thương.
=> Số bị chia = Số chia × Thương, Thương = Số bị chia: Số chia
2. Cách tìm thành phần chưa biết của phép tính:
a. Trong phép cộng:
- Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
b .Trong phép trừ:
- Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.
- Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
c. Trong phép nhân:
- Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
d. Trong phép chia hết:
- Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.
- Muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương
e. Trong phép chia có dư:
- Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia rồi cộng với số dư.
- Muốn tìm số chia ta lấy số bị chia trừ số dư, rồi chia cho thương.
Các dạng bài tìm X thường gặp ở lớp 3
1. Dạng 1 (Dạng cơ bản)
Các bài tìm X mà vế trái là tổng, hiệu, tích, thương của một số với 1 chữ, còn vế phải là 1 số.
Ví dụ: Tìm X:
549 + X = 1326 X – 636 = 5618
X = 1326 – 549 X = 5618 + 636
X = 777 X = 6254
2. Dạng 2 (Dạng nâng cao)
Những bài tìm X mà vế trái là tổng, hiệu, tích, thương của một số với 1 chữ , vế phải là một tổng, hiệu, tích, thương của hai số.
Ví dụ: Tìm X
X : 6 = 45 : 5
X : 6 = 9
X = 9 x 6
X = 54
3. Dạng 3
Các bài tìm X mà vế trái là biểu thức có 2 phép tính không có dấu ngoặc đơn, vế phải là một số.
Ví dụ: Tìm X:
736 – X : 3 = 106
X : 3 = 736 – 106 (dạng 2)
X : 3 = 630 (dạng 1)
X = 630 x 3
X = 1890
4. Dạng 4
Các bài tìm X mà vế trái là biểu thức có 2 phép tính có dấu ngoặc đơn, vế phải là một số.
Ví dụ: Tìm X
(3586 – X) : 7 = 168
(3586 – X) = 168 x 7
3586 – X = 1176
X = 3586 – 1176
X = 2410
5. Dạng 5
Các bài tìm X mà vế trái là biểu thức có chứa 2 phép tính không có dấu ngoặc đơn, còn vế phải là một tổng, hiệu, tích, thương của hai số
Ví dụ: Tìm X
125 x 4 – X = 43 + 26
125 x 4 – X = 69
500 – X = 69
X = 500 – 69
X = 431
6. Dạng 6
Các bài tìm X mà vế trái là biểu thức có chứa 2 phép tính có dấu ngoặc đơn , còn vế phải là một tổng, hiệu ,tích, thương của hai số
Ví dụ: Tìm X
(X – 10) x 5 = 100 – 80
(X – 10) x 5 = 20 (dạng 5)
(X – 10) = 20 : 5
X – 10 = 4
X = 4 + 10
X = 14
7. Các bài tập thực hành
1. X x 5 + 122 + 236 = 633
2. 320 + 3 x X = 620
3. 357 : X = 5 dư 7
4. X : 4 = 1234 dư 3
5. 120 – (X x 3) = 30 x 3
6. 357 : (X + 5) = 5 dư 7
7. 65 : x = 21 dư 2
8. 64 : X = 9 dư 1
9. (X + 3) : 6 = 5 + 2
10. X x 8 – 22 = 13 x 2
11. 720 : (X x 2 + X x 3) = 2 x 3
12. X+ 13 + 6 x X = 62
13. 7 x (X – 11) – 6 = 757
14. X + (X + 5) x 3 = 75
15. 4 < X x 2 < 10
16. 36 > X x 4 > 4 x 1
17. X + 27 + 7 x X = 187
18. X + 18 + 8 x X = 99
19. (7 + X) x 4 + X = 108
20. (X + 15) : 3 = 3 x 8
21. (X : 12 ) x 7 + 8 = 36
22. X : 4 x 7 = 252
23. (1+ x) + (2 + x) + (3 + x) + (4 + x ) + (5 + x) = 10 x 5
24. (8 x 18 – 5 x 18 – 18 x 3) x X + 2 x X = 8 x 7 + 24
Gợi ý
1. X x 5 + 122 + 236 = 633
X x 5 + 358 = 633
X x 5 = 633 – 358
X x 5 = 275
X = 275 : 5
X = 55
2. 320 + 3 x X = 620
3 x X = 620 – 320
3 x X = 300
X = 300 : 3
X = 100
3. 357 : X = 5 dư 7
X = (357 – 7) : 5
X = 350 : 5
X = 70
4. X : 4 = 1234 dư 3
X : 4 = 1234 + 3
X : 4 = 1237
X = 1237 x 4
X = 4948
5. 120 – (X x 3) = 30 x 3
120 – (X x 3) = 90
X x 3 = 120 – 90
X x 3 = 30
X = 30 : 3
X = 10
6. 357 : (X + 5) = 5 dư 7
(357 – 7) : (X + 5) = 5
350 : (X + 5) = 5
X + 5 = 350 : 5
X + 5 = 70
X = 70 – 5
X = 65
7. 65 : x = 21 dư 2
x = (65 – 2) : 21
x = 63 : 21
x = 3
8. 64 : X = 9 dư 1
X = (64 – 1) : 9
X = 63 : 9
X = 7
Trong chuyên đề giải toán tìm X lớp 3, học sinh được ôn tập và rèn luyện kỹ năng giải toán thông qua việc tìm hiểu và áp dụng các phương pháp tìm X vào các bài toán có liên quan. Qua quá trình ôn tập này, học sinh đã nắm vững kiến thức cơ bản về phép cộng, phép trừ, phép nhân và phép chia, đồng thời nắm vững khả năng phân tích bài toán, xác định điều kiện, và sử dụng các phương pháp tìm X sao cho hiệu quả.
Qua việc giải những bài toán tìm X, học sinh đã nắm vững các bước giải toán cơ bản bao gồm: đọc và hiểu đề bài, phân tích các yếu tố có liên quan và nguyên tắc xác định X, xác định phép toán cần thực hiện, thực hiện phép toán, và kiểm tra lại kết quả. Bên cạnh đó, qua chuyên đề này, học sinh cũng đã rèn luyện được kỹ năng logic, qui tắc tư duy, tập trung và kiên nhẫn trong quá trình giải toán.
Chuyên đề giải toán tìm X lớp 3 không chỉ hướng tới nắm vững kiến thức toán học mà còn giúp học sinh phát triển các kỹ năng quan trọng khác như sự tự tin, sự kiên nhẫn và khả năng làm việc nhóm. Qua việc tham gia vào các hoạt động nhóm, học sinh đã có cơ hội chia sẻ và học hỏi từ nhau, đồng thời rèn luyện khả năng làm việc nhóm và tư duy phản biện.
Tổng kết lại, chuyên đề giải toán tìm X lớp 3 đã mang lại nhiều lợi ích cho học sinh. Không chỉ giúp học sinh nắm vững kiến thức toán cơ bản mà còn giúp rèn luyện các kỹ năng quan trọng khác như tư duy logic, kỹ năng giải quyết vấn đề và khả năng làm việc nhóm. Qua việc ôn tập và rèn luyện trong chuyên đề này, học sinh sẽ trở nên tự tin hơn trong việc giải toán và đạt được kết quả tốt hơn trong học tập.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Chuyên đề giải Toán tìm X lớp 3 Ôn tập Toán lớp 3 tại thcshuynhphuoc-np.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Từ Khoá Liên Quan:
1. Toán tiểu học
2. Chuyên đề tìm X
3. Ôn tập tìm X lớp 3
4. Giải toán tìm X
5. Bài toán tìm X lớp 3
6. Các bài toán tìm X
7. Chuyên đề giải toán
8. Luyện tập tìm X
9. Đề thi tìm X lớp 3
10. Bài toán cơ bản tìm X
11. Phương pháp giải toán tìm X
12. Cách giải toán tìm X
13. Bài toán vui tìm X
14. Bài toán hình học tìm X
15. Tìm X trong các phép tính