Bạn đang xem bài viết Các thành phần biệt lập Thành phần biệt lập là gì? tại thcshuynhphuoc-np.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Các thành phần biệt lập là kiến thức sẽ được hướng dẫn tìm hiểu trong chương trình môn Ngữ văn 9.
Mong rằng với tài liệu này, các bạn học sinh lớp 9 sẽ có thể chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ.
I. Khái niệm thành phần biệt lập
Thành phần biệt lập là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu.
II. Các thành phần biệt lập
1. Thành phần tình thái
– Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
– Ví dụ:
“Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.”
(Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng)
Thành phần tình thái: Có lẽ (Thể hiện độ tin cậy)
2. Thành phần cảm thán
– Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận…)
– Ví dụ: “Trời ơi, chỉ còn có năm phút!”
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
Thành phần cảm thán: Trời ơi (Bộc lộ cảm xúc)
3. Thành phần gọi – đáp
– Thành phần gọi – đáp được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.
– Ví dụ:
“- Các ông, các bà ở đâu ta lên đấy ạ?
Ông Hai đặt bát nước xuống chõng hỏi. Một người đàn bà mau miệng trả lời:
– Thưa ông , chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ.
(Làng, Kim Lân)
Thành phần gọi đáp: Từ “này” dùng để gọi, từ “thưa ông” dùng để đáp.
4. Thành phần phụ chú
– Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm.
– Ví dụ:
“Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.”
(Nam Cao, Lão Hạc)
Thành phần phụ chú: tôi nghĩa vậy ( giải thích đó là suy đoán chủ quan của “tôi”, chứ chưa hẳn đã đúng)
III. Bài tập ôn luyện
Bài 1. Xác định thành phần biệt lập trong các câu sau:
a. Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt – cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt.
(Bến quê, Nguyễn Minh Châu)
b. Tôi mở tung cửa, chạy ra hành lang, rồi chạy đến đập cửa từng phòng, hét toáng lên như một con dở người:
– Trời ơi, dậy mau! Mưa đá!
(Những ngôi sao xa xôi, Lê Minh Khuê)
c. Hẳn có lẽ vì đã sắp hết mùa, hoa đã vãn trên cành, cho nên mấy bông hoa cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn.
(Bến quê, Nguyễn Minh Châu)
d.
– Này, em không để chúng nó yên được à?
Nó vênh mặt:
– Mèo mà lại! Em không phá là được…
(Bức tranh của em gái tôi, Tạ Duy Anh)
Gợi ý:
a. Thành phần phụ chú: cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt
b. Thành phần cảm thán: trời ơi
c. Thành phần tình thái: hẳn có lẽ
d. Thành phần gọi – đáp: này
Bài 2. Viết một đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ (truyện, thơ, phim, ảnh, tượng…) trong đoạn văn đó có câu chứa thành phần tình thái hoặc cảm thán.
Gợi ý:
Trong kho tàng văn học đồ sộ, “Thép đã tôi thế đấy” của Nikolai A. Ostrovsky là một cuốn tiểu thuyết đáng đọc. Tôi đã đọc cuốn sách này rất nhiều lần. Nhưng lần nào tôi cũng cảm thấy vô cùng ngưỡng mộ nhân vật Pavel – một chàng trai có nghị lực phi thường, nhiệt huyết tuổi trẻ mãnh liệt và lòng yêu nước sâu đậm. Anh chính là bức tượng đài bất tử trong lòng thế hệ thanh niên ở nước Nga. Tác phẩm kể về cuộc đời của Pavel Korchagin (thường được gọi là Pavlusha, Pavka) – một thanh niên trưởng thành trong khi điều kiện đất nước đang gặp nhiều khó khăn. Anh chơi thân với một cô bạn gái tên là Tonya, mà sau này trở thành người yêu. Tonya là một cô gái xinh xắn, yêu Pavel với tất cả tình cảm ban đầu trong trắng ngây thơ của một thiếu nữ mới lớn. Tình cảm của hai người có lẽ sẽ rất đẹp và trọn vẹn nếu như không có chuyện Pavel đi theo tiếng gọi của lý tưởng giai cấp lúc đó. Đó là ý tưởng muốn cống hiến sức trẻ của mình phục vụ cho Tổ quốc, cho cách mạng. Tonya rất yêu Pavel nhưng không thể đợi anh, hay đúng hơn là không dám “yêu một lý tưởng”. Đặc biệt là khi gia đình của cô lại thuộc giai cấp tư sản. Pavel từng nói với cô rằng: “Anh trước hết là người của Đảng – sau đó mới là người của em và những người thân khác. Em có gan yêu một công nhân, nhưng lại không có gan yêu một lý tưởng”. Sau cùng, Pavel chia tay Tonya để đi theo lý tưởng của mình. Chắc hẳn, khi đọc đến câu nói này, người đọc sẽ vô cùng ngưỡng mộ nhân vật này.
Thành phần tình thái: chắc hẳn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Các thành phần biệt lập Thành phần biệt lập là gì? tại thcshuynhphuoc-np.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Từ Khoá Liên Quan: