Thcshuynhphuoc-np.edu.vn - Thông Tin Kiến Thức Bổ Ích

Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023 – 2024 10 Đề Văn giữa kì 2 lớp 9 (Có đáp án, ma trận)

Tháng 2 19, 2024 by Thcshuynhphuoc-np.edu.vn

Bạn đang xem bài viết Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023 – 2024 10 Đề Văn giữa kì 2 lớp 9 (Có đáp án, ma trận) tại thcshuynhphuoc-np.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 9 năm 2023 – 2024 tổng hợp 10 đề có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.

TOP 10 đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 9 năm 2023 được biên soạn nhằm giúp học sinh ôn lại kiến thức và rèn kĩ năng giải bài tập để các em đạt kết quả cao hơn trong kì thi kiểm tra giữa kì 2 sắp tới. Các đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn lớp 9 được biên soạn đầy đủ, nội dung sát với chương trình sách giáo khoa hiện hành. Đây cũng là tài liệu vô cùng hữu ích giúp giáo viên ra đề ôn luyện cho các bạn học sinh. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm một số đề thi như: đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 9, đề thi giữa kì 2 môn Lịch sử 9.

Mục Lục Bài Viết

  • Bộ đề thi giữa kì 2 Văn 9 năm 2023 – 2024
  • Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 9 – Đề 1
  • Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 9 – Đề 2
    • Đề Văn 9 giữa kì 2
    • Đáp án đề thi giữa kì 2 Văn 9
    • Ma trận đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 9
  • Đề thi giữa học kì 2 Ngữ văn 9 – Đề 3
    • Đề Văn giữa kì 2 lớp 9
    • Đáp án đề thi Văn giữa kì 2 lớp 9
  • Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 9 – Đề 4
    • Đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 9 môn Văn
    • Đáp án đề thi giữa kì 2 Văn 9
    • Ma trận đề thi giữa kì 2 lớp 9

Bộ đề thi giữa kì 2 Văn 9 năm 2023 – 2024

  • Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 9 – Đề 1
  • Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 9 – Đề 2
  • Đề thi giữa học kì 2 Ngữ văn 9 – Đề 3
  • Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 9 – Đề 4

Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 9 – Đề 1

Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 9 – Đề 2

Đề Văn 9 giữa kì 2

I. VĂN – TIẾNG VIỆT (4 điểm)

Câu 1: (2 đ) Đọc câu thơ sau:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ…”

Hãy chép 2 câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh khổ thơ và cho biết khổ thơ trên trích trong bài thơ nào, tác giả là ai? Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ trên là gì ?

Câu 2: (2 đ)

a. Khởi ngữ là gì?

b. Tìm khởi ngữ trong câu sau và viết lại thành câu câu có khởi ngữ.

Làm bài, anh ấy làm cẩn thận lắm.

II. TẬP LÀM VĂN (6 điểm)

Suy nghĩ của em về hiện tượng gian lận trong kiểm tra thi cử.

Đáp án đề thi giữa kì 2 Văn 9

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

I.Văn- Tiếng Việt:

Câu 1:

* Học sinh chép hai câu thơ tiếp theo:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”.

Đoạn thơ trích trong bài Viếng lăng Bác, tác giả Viễn Phương.

* Nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ:

+ Đoạn thơ thể hiện niềm kính yêu chân thành của tác giả, của nhân dân Việt Nam khi vào viếng lăng Bác; qua đó ca ngợi sự vĩ đại, lớn lao, cao cả của Người.

+ Sử dụng ẩn dụ đặc sắc “mặt trời trong lăng” – Bác; “ bảy mươi chín mùa xuân”- Bác bảy mươi chín tuổi, nhằm nhấn mạnh Bác vẫn sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam.

0,25đ

0,25đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

Câu 2:

a) Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.

b/ Khởi ngữ trong câu: Làm bài

– Viết thành câu không có khởi ngữ:

Anh ấy làm bài cẩn thận lắm.

0,5đ

0,5đ

1đ

II.Tập Làm Văn:

Mở bài:

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: hành vi gian lận trong thi cử của học sinh.

Thân bài:

– Giải thích: Gian lận trong thi cử là những hành vi học sinh vi phạm qui chế trong các kì thi, kiểm tra như quay cóp, mang tài liệu vào phòng thi, trao đổi bài…

– Hiện trạng

Trong những kì thi, những giờ kiểm tra xảy ra rất nhiều trường hợp các em học sinh giấu tài liệu mang vào phòng thi để chép bài.

Học sinh lén lút bàn luận, trao đổi bài khi giám thị không để ý.

Nghiêm trọng hơn có những trường hợp học sinh mang thiết bị công nghệ cao như điện thoại, tai nghe không dây,… để tra cứu đáp án.

– Nguyên nhân

Chủ quan: các em học sinh lười học, không có ý thức học tập nhưng vẫn muốn được điểm cao hoặc bị bệnh thành tích.

Khách quan: đề thi dài và khó, thầy cô và gia đình tạo áp lực về thành tích,…

– Hậu quả

Tạo thói quen xấu, đức tính xấu cho các em, ảnh hưởng đến quá trình làm người của các em.

Các em không nắm vững kiến thức bài học.

– Giải pháp khắc phục

Bản thân mỗi người học sinh cần phải tự có ý thức học tập, thực hiện nghiêm túc nội quy thi cử, không gian lận trong thi cử.

Gia đình cần dạy dỗ các em đức tính trung thực, không tạo áp lực cho các em và không đặt nặng bệnh thành tích.

Nhà trường cần đưa ra đề thi hợp lí, phổ biến nội quy thi cử và xử lí nghiêm khắc các trường hợp vi phạm để răn đe.

Kết bài

Chốt lại vấn đề và đưa ra bài học cho bản thân

1,0đ

4,0đ

1,0

*Yêu cầu:

Viết đúng yêu cầu đề bài – nghị luận xã hội , trình bày mạch lạc, trôi chảy, bài viết thể hiện được cảm xúc; khuyến khích học sinh có kỹ năng so sánh, mở rộng, thể hiện quan điểm cá nhân đúng đắn ( học sinh có thể trình bày theo cách cá nhân nhưng vẫn đảm bảo các ‎ ý chính, sắp xếp mạch lạc là đạt yêu cầu)

*Biểu điểm:

Điểm 5,6: bài viết bố cục 3 phần theo dàn bài, đúng thể loại nghị luận; phân tích, chứng minh, dẫn chứng hợp lí, văn mạch lạc trôi chảy; không sai diễn đạt, dùng từ, chính tả, đặt câu.

Điểm 3,4: bài viết bố cục 3 phần theo dàn bài, đúng thể loại nghị luận; phân tích, chứng minh, dẫn chứng tương đối hợp lí, văn mạch lạc trôi chảy; sai vài lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả, đặt câu.

Điểm 1,2: không đạt được điểm 3,4.

Khám Phá Thêm:   Soạn bài Toàn cầu hóa và bản sắc văn hóa dân tộc Cánh diều Ngữ văn lớp 12 trang 142 sách Cánh diều tập 1

Ma trận đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 9

Cấp độ

Tên chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

Thấp

Cao

I.Văn – TV:

– Thơ hiện đại Việt Nam.

– Khởi ngữ

– Chép thuộc lòng đoạn thơ, nêu được nội dung và nghệ thuật.

– Trình bày, nhận diện.

– Nêu khái niệm khởi ngữ. Tìm khởi ngữ trong câu.

– Biết cách chuyển câu có khởi ngữ thành câu không có khởi ngữ.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

2

20%

1/2

1

10%

1/2

1

10%

2

4

40%

II. TLV:

Văn nghị luận xã hội

Viết được mở bài và kết bài của bài văn nghị luận

Trình bày được bài văn nghị luận

– Có sử dụng các yếu tố như: miêu tả, biểu cảm trong văn nghị luận

– Có sự sáng tạo trong cách dùng từ, diễn đạt.

– Nội dung phong phú, có ý tưởng độc đáo, mới lạ.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

10%

2

20%

2

20%

1

10%

1

6

60%

TS câu

TS điểm

Tỉ lệ %

3

30 %

3

30 %

3

30 %

1

10 %

3

10

100 %

Đề thi giữa học kì 2 Ngữ văn 9 – Đề 3

Đề Văn giữa kì 2 lớp 9

PHÒNG GD&ĐT ……

ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA KỲ II

NĂM HỌC 2023 – 2024

MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9

Thời gian làm bài: 90 phút

Câu 1 (2,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi.

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

(SGK Ngữ Văn 9, tập 2)

a) Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Của tác giả nào?

b) Kể tên các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên. Nêu hiệu quả diễn đạt của biện pháp tu từ ở hình ảnh “mặt trời trong lăng”.

c) Chép hai câu thơ có hình ảnh “mặt trời” trong một bài thơ mà em đã học ở chương trình Ngữ văn lớp 9 (ghi rõ tên và tác giả bài thơ).

Câu 2 (3,0 điểm) Suy nghĩ của em về câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”.

Câu 3 (5,0 điểm) Mùa xuân thiên nhiên, đất nước và cảm xúc của Thanh Hải trong đoạn thơ sau:

Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng

Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao…

Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.

(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ, SGK Ngữ văn 9, tập 2)

Đáp án đề thi Văn giữa kì 2 lớp 9

Câu

Yêu cầu

Điểm

1

a. Hai câu thơ trên trích trong tác phẩm: “Viếng lăng Bác” của tác giả Viễn Phương

0,5

b. Các biện pháp tư từ trong hai câu thơ: Nhân hoá, ẩn dụ, điệp ngữ

(Sai một biện pháp trừ 0,25 điểm)

– BPTT ẩn dụ: “Mặt trời trong lăng”.

– Tác dụng hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng”:

+ Viễn Phương ca ngợi sự vĩ đại, công lao của Bác Hồ với non sông đất nước.

+ Thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn của nhân dân đối với Bác. Bác sống mãi với non sông đất nước.

0,5

0,25

0,25

c. Hai câu thơ có hình ảnh mặt trời:

“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”

– Bài thơ: “Khúc rát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”.

– Tác giả: Nguyễn Khoa Điềm

0,25

0,25

2

a. Yêu cầu về hình thức:

– Học sinh biết cách trình bày bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

– Một bài văn ngắn, bài viết phải có đủ 3 phần: Nêu vấn đề, triển khai vấn đề, kết thúc vấn đề, biết vận dụng các thao tác khi làm văn nghị luận.

b. Yêu cầu về nội dung:

a) Mở bài:

– Giới thiệu, dẫn dắt vào vấn đề cần giải thích.

– Trích dẫn câu tục ngữ.

b) Thân bài:

* Giải thích:

+ Nghĩa đen:

– ” Lá lành”: Là những chiếc lá còn nguyên vẹn, lành lặn.

-” Lá rách”: Là những chiếc lá không còn nguyên vẹn, không lành lặn.

=> Khi gói bánh nếu bọc lá lành ở bên ngoài, lá rách ở bên trong thì ta tận dụng được cả lá rách mà trông chiếc bánh vẫn đẹp.

+ Nghĩa bóng:

– ” Lá lành”: Là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người có cuộc sống đầy đủ, ấm no, hạnh phúc…

-” Lá rách”: Là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người có hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn, kém may mắn…

-“Đùm”: Bao bọc, che chở, bảo vệ.

=> Câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách” khuyên nhủ mọi người phải biết yêu thương đồng loại, biết tương thân tương ái, giúp đỡ chia sẻ, đùm bọc đồng loại nhất là những người có hoàn cảnh éo le, kém may mắn…

0,25

0,5

* Vì sao câu tục ngữ lại khuyên chúng ta phải “lá lành đùm lá rách”?

– Trong cuộc sống, ai cũng có lúc gặp khó khăn, hoạn nạn (khi gặp thiên tai, địch hoạ, lúc hoạn nạn ốm đau …) vì thế con người phải biết nương tựa vào nhau để vượt qua.

– Tình thương là thước đo phẩm chất nhân cách của con người.

– Mọi người đùm bọc, che chở, thương yêu nhau… sẽ cho ta thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn, sống nhân đạo hơn, xã hội ngày một văn minh, tốt đẹp hơn.

– Nhân ái, yêu thương đã trở thành truyền thống của dân tộc Việt Nam.

– Thực tế đã cho thấy, nhờ có tinh thần lá lành đùm lá rách đã giúp con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách; giúp dân tộc ta đánh thắng mọi thù trong giặc ngoài, bảo vệ nền độc lập (dẫn chứng)

* Cần làm gì để thực hiện lời dạy của câu tục ngữ?

– Lòng nhân ái phải xuất phát từ tình cảm chân thành, thấu hiểu, cảm thông giữa người với người chứ không phải là lối ban ơn trịch thượng.

– Tinh thần tương thân tương ái phải được thể hiện ở những việc làm cụ thể: săn sóc người già yếu, bệnh tật, an ủi người đau thương, giúp đỡ trẻ mồ côi, chi viện cho đồng bào bị thiên tai, dịch bệnh… (liên hệ những việc làm cụ thể của HS: phong trào góp quần áo, sách vở ủng hộ nhân dân bị thiên tai: mua tăm ủng hộ người mù……)

1,0

0,75

* Mở rộng vấn đề:

– Phê phán, nhắc nhở những người ích kỉ, thờ ơ, vô cảm với nỗi đau của người khác

c) Kết bài:

– Khẳng định quan niệm sống đúng đắn của câu tục ngữ, mỗi người cần phải học tập và phát huy.

– Liên hệ bản thân: Cần có lòng nhân ái, ý thức đoàn kết, tương thân, tương trợ…

0,25

0,25

3

A. Yêu cầu về kĩ năng

– Có kỹ năng nghị luận về một đoạn thơ; thể hiện được sự cảm thụ tinh tế.

– Nêu được vẻ đẹp của biển và niềm vui của người lao động qua từ ngữ, hình ảnh trong đoạn thơ.

– Văn viết trong sáng, có cảm xúc.

B. Yêu cầu về kiến thức

A. Mở bài:

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

– Trích dẫn thơ.

B. Thân bài:

KHỔ 1:

– “Mọc giữa dòng sông xanh / Một bông hoa tím biếc”:

+ Bức tranh xuân xứ Huế đã bắt đầu được hoà phối bởi những gam màu rất đặc trưng ( xanh – tím).

+ Phép đảo trật tư giữa hai câu thơ làm cho tứ thơ động hẳn lên trong sự sinh thành, nảy nở, khởi sắc của sự sống.

+ Một bông hoa tím biếc khiêm nhường dung dị mọc giữa dòng sông xanh dịu dàng, thơ mộng. Trời xanh, nước xanh, in đậm sắc màu cây cỏ thành dòng sông xanh, vừa làm nổi bật màu tím của hoa, lại vừa tạo nên sự hài hoà sắc màu thanh khiết giữa một vũ trụ trong trẻo của đất trời xứ Huế.

-> Chỉ vài nét phác hoạ, tác giả đã tái hiện trước mắt ta một bức tranh xuân tươi tắn, thoáng đãng và thoang thoảng hương vị của đất cố đô.

– “Ơi con chim chiền chiện / Hót chi mà vang trời”:

+ Trong cái rạo rực của đất trời tác giả còn nghe được khúc ca xuân vang vọng trong tiếng hót của chim chiền chiện. Tiếng hót ngân vang rót sự sống vào bức tranh xuân tươi vui sống động.

+ Nhà thơ như đang trò chuyện với mùa xuân, tha thiết, đằm thắm ơi…hót chi mà…

+ Câu thơ tràn đầy cảm xúc bởi tình yêu quê hương và thiên nhiên đất trời voà xuân.

– “Từng giọt long lanh rơi / Tôi đưa tay tôi hứng”:

+ Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, ngôn ngữ giàu tính tạo hình, cảm nhận tinh tế, nhạy cảm.

+ Nhà thơ như muốn thu cả mùa xuân vào lòng mình từ tiếng chim trong vắt và long lanh như viên ngọc mùa xuân ban tặng cho đất nước, cuộc sống, con người.

+ Nhà thơ đang trân trọng nâng niu từng nguồn sống bé nhỏ bằng một chỉ đầy khát khao “Tôi đưa tay tôi hứng”. Thanh Hải khát khao ôm lấy sự sống vào mình.

+ Từng giọt long lanh cứ thấm dần vào đôi bàn tay, rồi khẽ chạm vào tâm hồn đang say sưa, ngây ngất của tác giả trước vẻ đẹp diệu kì của mùa xuân quê hương.

KHỔ 2:

– Trong tình cảm chân thành về quê hương, Thanh Hải chuyển sang mạch xúc cảm về mùa xuân đất nước với cặp hình ảnh sáng tạo “người cầm súng”, “người ra đồng”, đẹp như hai vế đối mừng xuân để nói đến hai lực lượng chủ yếu của cách mạng, biểu trưng cho hai nhiệm vụ của đất nước: chiến đấu và lao động, bảo vệ và xây dựng đất nước.

– Điệp ngữ “lộc”: Thiên nhiên của mùa xuân vẫn tươi tắn qua hình ảnh “lộc” non đang có mặt khắp nơi nơi.

– Ý tưởng thơ không mới nhưng hình ảnh thơ lại rất sáng tạo:

+ “Lộc” không nằm trên những cành non

+ “Lộc” gắn với người cầm súng ra trận, “lộc” gắn với người nông dân ra đồng.

+ “Lộc” được dùng với hai lớp nghĩa: nhành non và nghĩa ẩn dụ là sức sống, thế vươn lên, sức phát triển……

-> Phải chăng hình ảnh mùa xuân của đất trời đọng lại trong hình ảnh lộc non, đã theo người cầm súng và người ra đồng. Chính họ là những con người đã và đang đi gieo lộc cho đất nước, đem xuân về trên mọi miền Tổ quốc thân yêu. Họ là người làm ra mùa xuân và bảo vệ mùa xuân cho đất nước.

– “Tất cả như hối hả / Tất cả như xôn xao”:

+ Điệp cấu trúc + hai từ láy

+ Làm tăng nhịp điệu mùa xuân, nhịp điệu sống của đất nước trong cảm nhận của nhà thơ. Xuân tràn trề, xuân rạo rực, rộn lên không khí khẩn trương hồ hởi náo nức bắt tay vào cuộc sống mạnh mẽ. Cả đất nước đang rộn ràng đi lên giữa mùa xuân tươi đẹp.

KHỔ 3: Từ những con người cụ thể, nhà thơ nghĩ về mùa xuân đất nước trong cảm nhận khái quát chan chứa cảm xúc tự hào.

– Bốn nghìn năm lịch sử hào hùng của dân tộc mà chất chồng bao vất vả, gian lao của cha ông trở về trên từng câu chữ của Thanh Hải.

– Để rồi, trong gian lao, đất nước ấy, dân tộc ấy vẫn vững vàng, kiêu hãnh sánh ngang cùng nhân loại trong nguồn sáng không bao giờ tắt của một vì sao.

– Đất nước như vì sao / so sánh: Chỉ là một vì sao khiêm nhường như một vì sao xa nhưng lại chất chứa tự hào: vì sao ấy vẫn mãi tỏa sáng, sức sống Việt Nam vẫn mãi trường tồn, bất diệt. Tương lai Tổ quốc vẫn mãi sáng trên bầu trời nhân loại.

c. Kết bài:

– Khái quát nội dung nghệ thuật.

– Liên hệ bản thân.

C. Biểu điểm

+ Điểm 5: Bài làm đạt các yêu cầu trên. Văn viết mạch lạc, có cảm xúc, bố cục hợp lí, không mắc lỗi diễn đạt thông thường.

+ Điểm 4: Bài làm cơ bản đạt các yêu cầu trên, nhất là yêu cầu về nội dung. Có thể còn vài sai sót nhưng ảnh hưởng không đáng kể. Văn viết trôi chảy, có thể mắc vài ba lỗi diễn đạt nhưng không làm sai ý người viết.

+ Điểm 3: Bài làm đạt khoảng nửa số ý. Diễn đạt chưa tốt nhưng đã làm rõ được ý. Còn mắc một số lỗi diễn đạt nhưng không phải lỗi nặng.

+ Điểm 1,2: Bài làm chưa đạt yêu cầu trên. Nội dung quá sơ sài, diễn đạt yếu. Mắc nhiều lỗi về câu, từ, chính tả.

+ Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp

Lưu ý: Giám khảo căn cứ vào Tiêu chuẩn cho điểm để cho các điểm khác, có thể lẻ 0,25điểm.

Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 9 – Đề 4

Đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 9 môn Văn

Phần I: Phần đọc- hiểu (4 điểm)

Khám Phá Thêm:   Tiếng Anh 6 Unit 5: Communication Soạn Anh 6 trang 53 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu 1 (4 điểm). Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu sau:

Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.

a. Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Của ai? (0,5điểm)

b. Tìm biện pháp nghệ thuật có trong đoạn thơ và cho biết tác dụng của biện pháp đó? (1,5 điểm)

c. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên. Liên hệ thực tế về sự phát triển của đất nước ta. (2 điểm)

Câu 2 (6 điểm). Nhân vật Phương Định trong đoạn trích “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê gợi cho em suy nghĩ gì?

Đáp án đề thi giữa kì 2 Văn 9

Câu 1 (4 điểm). Học sinh thực hiện được:

a. Đoạn thơ trên trích trong văn bản “ Mùa xuân nho nhỏ” của tác giả Thanh Hải (0,5 điểm)

b. Chỉ ra được biện pháp tu từ và phân tích được tác dụng của biện pháp đó

+ Phép nhân hóa: Đất nước “vất vả”,“gian lao”-> Hình ảnh đất nước trở nên gần gũi, mang dáng vóc tảo tần, cần cù của người mẹ, người chị. (0,5 điểm)

+ Phép so sánh: Đất nước với “…vì sao, cứ đi lên phía trước”-> nhà thơ sáng tạo hình ảnh đất nước khiêm nhường nhưng cũng rất tráng lệ: Là một vì sao nhưng ở vị trí lên trước dẫn đầu, đó cũng là hình ảnh của cách mạng Việt Nam, của đất nước trong lịch sử.(0,5 điểm)

Khám Phá Thêm:   Free Fire Advance OB35: Độ mạnh của nhân vật mới

+ Điệp từ “đất nước”, cùng phép so sánh, nhân hóa góp phần làm nổi bật và gợi ấn tượng sâu sắc về hình ảnh đất nước với niềm yêu mến, tự hào của tác giả. (0,5 điểm)

c. HS viết đoạn văn nghị luận đảm bảo bố cục rõ ràng có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn, lời văn mạch lạc…

– Nội dung

* Mở đoạn: giới thiệu vị trí đoạn thơ, khái quát nội dung khổ thơ (0,25đ)

* Thân đoạn: Phân tích các từ ngữ, hình ảnh tiêu biểu trong khổ thơ làm rõ nội dung ca ngợi đất nước Việt Nam anh hùng, gian nan, vất vả nhưng rất đỗi gần gũi, yêu thương và đáng tự hào. “Đất nước như vì sao” khiêm nhường mà tráng lệ “cứ đi lên” sánh vai cùng các cường quốc năm châu (1đ)

*Kết đoạn: Suy nghĩ của bản thân về đất nước (0,25đ)

*Liên hệ: Cho dù còn nhiều khó khăn nhưng đất nước ta vẫn đang ngày càng phát triển đi lên, hội nhập cùng sự phát triển của Quốc tế, đạt nhiều thành tựu tiến bộ trên mọi mặt….(0,5đ)

Câu 2 (6 điểm)

Ý

Kiến thức, kĩ năng cần đạt được

Điểm

a

Đảm bảo cấu trúc bài văn: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu cảnh được tả; Thân bài Tả quang cảnh, cảnh vật chi tiết theo thứ tự; Kết bài :Phát biểu cảm tưởng về quang cảnh , cảnh vật đó.

0,25

b

Xác định đúng yêu cầu của đề: Tả một người thân yêu nhất với em

0,25

c

Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về câu chuyện

Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

0,25

0,25

* Phần mở bài:

– Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm .

– Khái quát được nét đẹp về nhân vật Phương Định.

0,5

· Phần thân bài:

Vẻ đẹp của Phương Định

– Tâm hồn trong sáng, giàu mơ mộng, hồn nhiên tươi trẻ.

– Tinh thần dũng cảm, thái độ bình tĩnh, vượt lên mọi nguy hiểm.

– Có tình cảm đồng chí, đồng đội nồng ấm.

( Các ý có kết hợp phân tích dẫn chứng trong tác phẩm)

2

– Qua nhân vật Phương Định và các cô gái thanh niên xung phong, Lê Minh Khuê đã gợi cho người đọc về tấm gương thế hệ trẻ Việt Nam anh hùng thời chống Mỹ.

1

Nghệ thuật

– Truyện kể theo ngôi thứ nhất, thể hiện chân thực tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật;

– Ngôn ngữ, giọng điệu phù hợp với diễn biến của chiến trường ác liệt.

1

*Phần kết bài:

– Khẳng định những nét đẹp của nhân vật và giá trị của tác phẩm.

– Liên hệ với thanh niên trong giai đoạn hiện nay.

0,5

* Lưu ý : Điểm toàn bài là điểm các câu cộng lại được làm tròn đến một chữ số thập phân.

Ma trận đề thi giữa kì 2 lớp 9

Mức độ
Chủ đề
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Cấp độ thấp Cấp độ cao

Phần I:

Đọc – hiểu

Nhớ được tác giả, tác phẩm đoạn trích

Hiểu được phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ

Viết được đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về đoạn thơ

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

1

0,5

5%

2

1,5

15%

1

2

20%

4

4

40%

Phần II:

Làm văn

(Nghị luận về tác phẩm truyện)

Vận dụng kiến thức đã học để viết bài văn nghị luận về nhân vật văn học.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

1

6

60%

1

6

60%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

2

1

10%

1

1

10%

1

2

20%

1

6

60%

5

10

100%

……….

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 2 Văn 9

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023 – 2024 10 Đề Văn giữa kì 2 lớp 9 (Có đáp án, ma trận) tại thcshuynhphuoc-np.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

Từ Khoá Liên Quan:

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn

Bài Viết Liên Quan

Nghị luận về sự cần thiết của việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp Tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng giao tiếp
Nghị luận về sự cần thiết của việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp Tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng giao tiếp
Phân tích truyện Con chó xấu xí của Kim Lân Viết văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm truyện
Phân tích truyện Con chó xấu xí của Kim Lân Viết văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm truyện
Viết đoạn văn khoảng 200 chữ phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng Những bài văn hay lớp 10
Viết đoạn văn khoảng 200 chữ phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng Những bài văn hay lớp 10
Previous Post: « Soạn bài Những ngôi sao xa xôi Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 8 trang 42 sách Kết nối tri thức tập 2
Next Post: Tập làm văn lớp 5: Tả cảnh buổi sáng trên quê hương em 2 Dàn ý & 34 bài văn tả cảnh lớp 5 »

Primary Sidebar

Công Cụ Hôm Nay

  • Thời Tiết Hôm Nay
  • Tử Vi Hôm Nay
  • Lịch Âm Hôm Nay
  • Lịch Thi Đấu Bóng Đá Hôm Nay
  • Giá Vàng Hôm Nay
  • Tỷ Giá Ngoaị Tệ Hôm Nay
  • Giá Xăng Hôm Nay
  • Giá Cà Phê Hôm Nay

Công Cụ Online

  • Photoshop Online
  • Casio Online
  • Tính Phần Trăm (%) Online
  • Giải Phương Trình Online
  • Ghép Ảnh Online
  • Vẽ Tranh Online
  • Làm Nét Ảnh Online
  • Chỉnh Sửa Ảnh Online
  • Upload Ảnh Online
  • Paint Online
  • Tạo Meme Online
  • Chèn Logo Vào Ảnh Online

Bài viết mới

  • Tiểu sử và Sự Nghiệp Của Ryan Sessegnon: Tài Năng Trẻ Đáng Chú Ý Trong Bóng Đá Anh
  • Phil Foden – Ngôi sao trẻ đầy triển vọng của bóng đá Anh
  • Các cầu thủ nổi tiếng bị rơi vào vòng lao lý
  • Ý Nghĩa Số Áo 14 Trong Bóng Đá
  • Nghị luận về sự cần thiết của việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp Tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng giao tiếp
  • Phân tích truyện Con chó xấu xí của Kim Lân Viết văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm truyện
  • Viết đoạn văn khoảng 200 chữ phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng Những bài văn hay lớp 10
  • Nghị luận về lối sống phông bạt của giới trẻ hiện nay Viết bài văn nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống
  • Phân tích đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện Con chó xấu xí Những bài văn hay lớp 11
  • Viết bài văn kể lại một câu chuyện về trí thông minh hoặc khả năng tìm tòi, sáng tạo của con người Kể lại một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe lớp 4 KNTT

Copyright © 2025 · Thcshuynhphuoc-np.edu.vn - Thông Tin Kiến Thức Bổ Ích