Thcshuynhphuoc-np.edu.vn - Thông Tin Kiến Thức Bổ Ích

Dẫn chứng liên hệ Tây Tiến của Quang Dũng Liên hệ, mở rộng bài thơ Tây Tiến

Tháng 1 19, 2024 by Thcshuynhphuoc-np.edu.vn

Bạn đang xem bài viết Dẫn chứng liên hệ Tây Tiến của Quang Dũng Liên hệ, mở rộng bài thơ Tây Tiến tại thcshuynhphuoc-np.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Dẫn chứng liên hệ Tây Tiến của Quang Dũng là tài liệu cực kì hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 12.

Dẫn chứng liên hệ Tây Tiến của Quang Dũng Liên hệ, mở rộng bài thơ Tây Tiến

Liên hệ mở rộng Tây Tiến giúp cho bài văn nghị luận thêm hay, ấn tượng nhận được sự đánh giá cao của người chấm. Tuy nhiên việc lấy dẫn chứng liên hệ trong tác phẩm nhiều em còn không biết làm như thế nào? Chính vì thế trong bài viết dưới đây thcshuynhphuoc-np.edu.vn giới thiệu đến các bạn Dẫn chứng liên hệ Tây Tiến hay chi tiết nhất. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: dẫn chứng liên hệ Vợ chồng A Phủ, cách thay thế từ/cụm từ trong bài nghị luận văn học.

Mục Lục Bài Viết

  • Dẫn chứng 1
  • Dẫn chứng 2
  • Dẫn chứng 3
  • Dẫn chứng 4
  • Dẫn chứng 5
  • Dẫn chứng 6
  • Dẫn chứng 7
  • Dẫn chứng 8
  • Dẫn chứng 9
  • Dẫn chứng 10
  • Dẫn chứng 11
  • Dẫn chứng 12

Dẫn chứng 1

Khi phân tích câu thơ mở đầu “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi”, ta có thể trích dẫn nhận định: “Câu thơ như một tuyệt bút về thiên nhiên sông Mã. Tôi chưa đọc câu thơ nào viết về sông Mã hay hơn thế. Âm vang của câu thơ là khí kết của con sông chiến trận , quả cảm và dũng mãnh trong độc khúc binh lửa của mình mà tạo nên chất hiệp sĩ của tứ thơ” (Nhà thơ Phan Quế)

Khám Phá Thêm:   Tổng hợp code Omega Tower Defense Simulator và cách nhập

Dẫn chứng 2

Khi phân tích “nỗi nhớ chơi vơi”, chúng ta có thể liên hệ đến nỗi nhớ “bổi hổi bồi hồi”, nỗi nhớ “ngẩn ngơ” trong ca dao:

“Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than”

“Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai”

Hay nỗi nhớ “dây dưa” trong thơ của Tế Hanh:

“Hoa cúc vàng trong nỗi nhớ dây dưa”

Dẫn chứng 3

Khi phân tích câu thơ “Heo hút cồn mây súng ngửi trời” ta thấy được tư thế ngạo nghễ hiên ngang của người lính giữa lồng lộng đất trời. Tư thế ấy gợi chúng ta liên tưởng đến hình ảnh anh vệ quốc quân trong thơ Tố Hữu:

“Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều
Bòng dài trên đỉnh núi cheo leo
Núi không đè nổi vai vươn tới
Lá ngụy trang reo với gió đèo”

Dẫn chứng 4

Phân tích sự hiểm trở, dữ dội của thiên nhiên qua hình ảnh “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”, chúng ta có thể liên hệ đến hình ảnh thác nước chảy đứng trong thơ Lí Bạch:

“Phi thiên trực há tam thiên xích”
(Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước)

Dẫn chứng 5

Phân tích sự hoang sơ, bí hiểm của chốn “sơn cùng thuỷ tận” trong câu thơ “Chiều chiều oai linh thác gầm thét/ Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người” ta có thể liên hệ đến câu thơ:

“Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”
(“Nhớ rừng” – Thế Lữ)

Dẫn chứng 6

Nói về sự ra đi thanh thản của những chàng trai Tây Tiến, có thể liên hệ đến câu thơ sau:

Khám Phá Thêm:   Cách đăng ký tài khoản Steam trên máy tính

“Vui vẻ chết như như cày xong thửa ruộng
Lòng khỏe nhẹ anh dân công vui sướng
Nằm trên liếp cỏ ngủ ngon lành”
(Tố Hữu)

Hay:

“Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
Nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi
Thì còn chi Tổ quốc”
(“Khúc bảy” – Thanh Thảo)

Dẫn chứng 7

Để nói về khí thế hào hùng trong bức tranh đầy bi tráng về người lính Tây Tiến, có thể liên hệ đến những câu thơ trong bài “Dáng đứng Việt Nam” – Lê Anh Xuân:

“Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất
Nhưng anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng
Và anh chết trong khi đang đứng bắn
Máu anh phun theo lửa đạn cầu vồng
Dáng đứng Việt Nam”

Dẫn chứng 8

Khi phân tích câu thơ: “Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói/ Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”, gợi cho ta liên tưởng đến những vần của Chế Lan Viên trong bài thơ “Tiếng hát con tàu”:

“Anh nắm tay em cuối mùa chiến dịch
Vắt xôi nuôi quân em giấu giữa rừng
Đất Tây Bắc tháng ngày không có lịch
Bữa xôi đầu còn toả mùi hương”

Dẫn chứng 9

“Nếu như Chính Hữu viết về những chàng vệ quốc bằng bút pháp hiện thực thì Quang Dũng đã tái hiện vẻ đẹp của người lính bằng đôi cánh lãng mạn đem đến men say cho thi tứ, sự bay bổng của hình tượng. Nếu thiếu đi cái chất lãng mạn “Tây Tiến” cơ hồ sẽ mất đi vẻ đẹp toàn bích của nó” – Nguyễn Đăng Điệp

Khám Phá Thêm:   Lịch sử 8 Bài 18: Đông Nam Á Soạn Sử 8 trang 70 sách Chân trời sáng tạo

Dẫn chứng 10

Nhận định này có thể dùng để so sánh sự khác nhau giữa thi phẩm “Đồng chí” của Chính Hữu và “Tây Tiến” của Quang Dũng.

Dẫn chứng 11

Để thấy được sự tinh tế, hào hoa của Quang Dũng khi cảm nhận được linh hồn của lau cỏ ta cần có sự liên hệ đến những câu thơ của Chế Lan Viên:

“Ngàn lau cười trong nắng
Hồn của mùa thu về
Hồn mùa thu sắp đi
Ngàn lau xao xác trắng”

Dẫn chứng 12

Khi nói về căn bệnh hiểm nghèo – sốt rét rừng ta có thể liên hệ đến hình ảnh của anh vệ quốc quân trong bài “Cá nước” của Tố Hữu:

“Giọt giọt mồ hôi rơi
Trên má anh vàng nghệ”

Hay:

“Khuôn mặt đã lên màu tật bệnh
Đâu còn tươi nữa những ngày hoa!”

(“Lên cấm sơn” – Thôi Hữu)

“Cái phút người anh như lửa nóng
Núi cũng ngồi, cũng đứng khác chi anh
Những câu thơ lẫn vào cơn sốt
Con chữ cháy đen xiêu vẹo dáng hình”

(“Nhật kí sau cơn sốt” – Nguyễn Đức Mậu)

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Dẫn chứng liên hệ Tây Tiến của Quang Dũng Liên hệ, mở rộng bài thơ Tây Tiến tại thcshuynhphuoc-np.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

Từ Khoá Liên Quan:

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn

Bài Viết Liên Quan

Nghị luận về sự cần thiết của việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp Tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng giao tiếp
Nghị luận về sự cần thiết của việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp Tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng giao tiếp
Phân tích truyện Con chó xấu xí của Kim Lân Viết văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm truyện
Phân tích truyện Con chó xấu xí của Kim Lân Viết văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm truyện
Viết đoạn văn khoảng 200 chữ phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng Những bài văn hay lớp 10
Viết đoạn văn khoảng 200 chữ phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng Những bài văn hay lớp 10
Previous Post: « Dẫn chứng liên hệ Ai đã đặt tên cho dòng sông Liên hệ, mở rộng tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông
Next Post: Bộ đề đọc hiểu Bàn về đọc sách (Có đáp án) 4 Đề đọc hiểu Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm »

Primary Sidebar

Công Cụ Hôm Nay

  • Thời Tiết Hôm Nay
  • Tử Vi Hôm Nay
  • Lịch Âm Hôm Nay
  • Lịch Thi Đấu Bóng Đá Hôm Nay
  • Giá Vàng Hôm Nay
  • Tỷ Giá Ngoaị Tệ Hôm Nay
  • Giá Xăng Hôm Nay
  • Giá Cà Phê Hôm Nay

Công Cụ Online

  • Photoshop Online
  • Casio Online
  • Tính Phần Trăm (%) Online
  • Giải Phương Trình Online
  • Ghép Ảnh Online
  • Vẽ Tranh Online
  • Làm Nét Ảnh Online
  • Chỉnh Sửa Ảnh Online
  • Upload Ảnh Online
  • Paint Online
  • Tạo Meme Online
  • Chèn Logo Vào Ảnh Online

Bài viết mới

  • Tiểu sử và Sự Nghiệp Của Ryan Sessegnon: Tài Năng Trẻ Đáng Chú Ý Trong Bóng Đá Anh
  • Phil Foden – Ngôi sao trẻ đầy triển vọng của bóng đá Anh
  • Các cầu thủ nổi tiếng bị rơi vào vòng lao lý
  • Ý Nghĩa Số Áo 14 Trong Bóng Đá
  • Nghị luận về sự cần thiết của việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp Tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng giao tiếp
  • Phân tích truyện Con chó xấu xí của Kim Lân Viết văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm truyện
  • Viết đoạn văn khoảng 200 chữ phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng Những bài văn hay lớp 10
  • Nghị luận về lối sống phông bạt của giới trẻ hiện nay Viết bài văn nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống
  • Phân tích đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện Con chó xấu xí Những bài văn hay lớp 11
  • Viết bài văn kể lại một câu chuyện về trí thông minh hoặc khả năng tìm tòi, sáng tạo của con người Kể lại một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe lớp 4 KNTT

Copyright © 2025 · Thcshuynhphuoc-np.edu.vn - Thông Tin Kiến Thức Bổ Ích