Thcshuynhphuoc-np.edu.vn - Thông Tin Kiến Thức Bổ Ích

Chất thay thế đường là gì? Có hại cho sức khỏe không?

Tháng 6 28, 2023 by Thcshuynhphuoc-np.edu.vn

Chất thay thế đường là những chất tạo ngọt hóa học chứa ít calo hơn đường. Cùng tìm hiểu chất thay thế đường là gì? Có hại cho sức khỏe không?

Đường là loại phụ gia có vị ngọt, đã quá quen thuộc trong các thực phẩm hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên vẫn có những chất khác cũng có vị ngọt tương tự, có thể dùng thay đường gọi là chất thay thế đường. Vậy chất thay thế đường là gì? Chất này có hại cho sức khỏe con người không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn.

Mục Lục Bài Viết

  •  Chất thay thế đường là gì?
  •  Lợi ích của chất thay thế đường
  • Các chất thay thế đường phổ biến
  •  Một số câu hỏi thường gặp

 Chất thay thế đường là gì?

Chất thay thế đường còn được gọi là đường hóa học, đường nhân tạo hoặc chất làm ngọt không calo. Đây là những hợp chất hóa học hoặc tự nhiên, nguồn gốc thực vật có khả năng tạo vị ngọt mạnh hơn đường. Chỉ sử dụng một lượng nhỏ chất này cũng có thể tạo độ ngọt tương đương việc dùng nhiều đường.

Chất thay thế đường là gì? Có hại cho sức khỏe không?Chất thay thế đường là đường hóa học, đường nhân tạo

Tuy nhiên, chất này lại có ít calo hơn đường thông thường, thậm chí nhiều chất không chứa calo. Chúng thường được dùng trong các thực phẩm và đồ uống chế biến sẵn. Những chất thay thế đường được Cục An toàn thực phẩm quy định là chất phụ gia thực phẩm nên chúng an toàn để sử dụng.

Khám Phá Thêm:   Triệu Mẫn là ai? 7 nàng Triệu Mẫn của màn ảnh nhỏ

 Lợi ích của chất thay thế đường

Chất thay thế đường làm tăng độ ngọt và hương vị thực phẩm, tránh việc sử dụng đường làm tăng lượng calo. Những chất này cũng không làm sâu răng và hầu hết không làm tăng lượng glucose trong máu. Điều này sẽ tốt hơn cho bệnh nhân bị bệnh tiểu đường.

Chất thay thế đường chứa ít calo hơn đườngChất thay thế đường chứa ít calo hơn đường

Các chất thay thế đường cũng có trong các thực phẩm, đồ uống nhẹ nên chúng cũng hữu ích nếu bạn đang trong chế độ ăn kiêng, kiểm soát lượng calo tiêu thụ.

Mặc dù vậy, bạn cũng không nên tiêu thụ những thực phẩm này quá nhiều mà thay vào đó, hãy ăn nhiều trái cây, rau xanh, các thực phẩm bổ sung dinh dưỡng khác. Thịt, cá hay ngũ cốc đem lại nguồn dưỡng chất tuyệt vời cho cơ thể.

Các chất thay thế đường phổ biến

Các chất thay thế đường được sử dụng phổ biến hiện nay bao gồm:

  • Acesulfam K (acesulfame potassium)
  • Aspartame (tên thương mại là equal và nutrasweet)
  • Stevia (tên thương mại là purevia, truvia hay sweetleaf sweetener). Đây là loại đường thay thế chiết xuất từ lá cây cỏ ngọt.

Đường stevia và đường saccharinĐường stevia và đường saccharin

  • Sucralose (tên thương mại là spenda)
  • Saccharin, tên thương mại là sweet ‘n low và sweet twin. Saccharin là loại đường hóa học được bán nhiều ở Việt Nam.
  • Dẫn xuất rượu của đường, bao gồm sorbitol, xylitol và maltitol.
Khám Phá Thêm:   Âu Bảo Ngân là ai? Tiểu sử cô nàng ‘Sắc đẹp ngàn cân’ đa tài

 Một số câu hỏi thường gặp

Chất thay thế đường có hại cho sức khỏe không?

Nghiên cứu từ Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ và các nghiên cứu khác ở Mỹ cho biết, hiện vẫn chưa có bằng chứng chứng tỏ chất thay thế đường là nguyên nhân gây ung thư. Các nhà nghiên cứu cho rằng đường hóa học an toàn nếu dùng ở liều lượng vừa phải.

Chất thay thế đường an toàn cho cơ thểChất thay thế đường an toàn cho cơ thể

Trường hợp ngoại lệ là người mắc bệnh phenylalanin (bệnh rối loạn chuyển hóa Phenylalanin (Phe) thành Tyrosine (Tyr) ở người, gọi tắt là PKU) thì không thể tiêu thụ đường aspartame vì cơ thể không thể chuyển hóa phenylalanin trong loại đường này.

Làm sao để biết được thực phẩm hay đồ uống có chứa chất thay thế đường?

Trước khi sử dụng bạn hãy kiểm tra thành phần nguyên liệu của thực phẩm hoặc đồ uống mình sắp nạp vào cơ thể, xem chúng có chứa bất cứ chất thay thế đường nào không. Sau mỗi thực phẩm đóng gói, đóng chai luôn có bảng thành phần phía sau, sắp xếp các chất theo thứ tự giảm dần về khối lượng để bạn dễ dàng nhận biết.

Xem bảng thành phần trên sản phẩm để biết có chất thay thế đường khôngXem bảng thành phần trên sản phẩm để biết có chất thay thế đường không

Phụ nữ đang mang thai dùng chất thay thế đường nào an toàn hơn?

Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ chỉ ra rằng, aspartame là chất thay thế đường an toàn cho mẹ và bé. Những chất thay thế đường khác là acesulfam K, dẫn xuất rượu của đường và sucralose cũng an toàn cho phụ nữ có thai nếu sử dụng ở liều lượng nhỏ.

Khám Phá Thêm:   Thiền siêu việt là gì? Lợi ích và cách thực hiện thiền siêu việt

Các bác sĩ cũng khuyến cáo mẹ bầu không sử dụng saccharin và stevia, vì không có đủ bằng chứng khoa học chứng minh 2 chất này an toàn cho mẹ trong quá trình mang thai.

Phụ nữ có thai có thể sử dụng đường aspartamePhụ nữ có thai có thể sử dụng đường aspartame

Nên ăn bao nhiêu chất thay thế đường là được?

Thông thường, bạn khó có thể xác định lượng đường thay thế trong thực phẩm và đồ uống mà bạn nạp vào cơ thể. Mặc dù đường thay thế không nhiều calo như đường thường, nhưng việc hạn chế tiêu thụ các thực phẩm ở chất đường thay thế vẫn là điều nên làm và cần thiết.

Hãy ăn nhiều hơn các thực phẩm tốt cho sức khỏe như rau quả, trái cây hay thịt nạc, ngũ cốc,… để đem lại cho cơ thể nguồn dinh dưỡng đa dạng và lành mạnh.

Thay đường thay thế bằng hoa quả, trái cây,...Thay đường thay thế bằng hoa quả, trái cây,…

Trên đây là những thông tin về chất thay thế đường dành cho bạn. Hy vọng bài viết đã cung cấp thêm cho bạn nhiều thông tin bổ ích về loại phụ gia này để sử dụng thực phẩm an toàn và tốt cho sức khỏe hơn.

Nguồn: Vinmec.com, Báo điện tử Tuổi trẻ

Thcshuynhphuoc-np.edu.vn

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn

Bài Viết Liên Quan

Hạt óc chó có tác dụng gì? Top 10 tác dụng của hạt óc chó
Hạt óc chó có tác dụng gì? Top 10 tác dụng của hạt óc chó
Lợi ích của việc học tiếng Anh như thế nào?
Lợi ích của việc học tiếng Anh như thế nào?
Trà hoa cúc có tác dụng gì? Cách pha trà hoa cúc đơn giản nhất
Trà hoa cúc có tác dụng gì? Cách pha trà hoa cúc đơn giản nhất
Previous Post: « Triploidy (Thể tam bội) là gì? Thai nhi mắc bệnh thường có triệu chứng gì?
Next Post: Bộ nhớ đệm của CPU là gì? »

Primary Sidebar

Công Cụ Hôm Nay

  • Thời Tiết Hôm Nay
  • Tử Vi Hôm Nay
  • Lịch Âm Hôm Nay
  • Lịch Thi Đấu Bóng Đá Hôm Nay
  • Giá Vàng Hôm Nay
  • Tỷ Giá Ngoaị Tệ Hôm Nay
  • Giá Xăng Hôm Nay
  • Giá Cà Phê Hôm Nay

Công Cụ Online

  • Photoshop Online
  • Casio Online
  • Tính Phần Trăm (%) Online
  • Giải Phương Trình Online
  • Ghép Ảnh Online
  • Vẽ Tranh Online
  • Làm Nét Ảnh Online
  • Chỉnh Sửa Ảnh Online
  • Upload Ảnh Online
  • Paint Online
  • Tạo Meme Online
  • Chèn Logo Vào Ảnh Online

Bài viết mới

  • Tiểu sử và Sự Nghiệp Của Ryan Sessegnon: Tài Năng Trẻ Đáng Chú Ý Trong Bóng Đá Anh
  • Phil Foden – Ngôi sao trẻ đầy triển vọng của bóng đá Anh
  • Các cầu thủ nổi tiếng bị rơi vào vòng lao lý
  • Ý Nghĩa Số Áo 14 Trong Bóng Đá
  • Nghị luận về sự cần thiết của việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp Tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng giao tiếp
  • Phân tích truyện Con chó xấu xí của Kim Lân Viết văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm truyện
  • Viết đoạn văn khoảng 200 chữ phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng Những bài văn hay lớp 10
  • Nghị luận về lối sống phông bạt của giới trẻ hiện nay Viết bài văn nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống
  • Phân tích đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện Con chó xấu xí Những bài văn hay lớp 11
  • Viết bài văn kể lại một câu chuyện về trí thông minh hoặc khả năng tìm tòi, sáng tạo của con người Kể lại một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe lớp 4 KNTT

Copyright © 2025 · Thcshuynhphuoc-np.edu.vn - Thông Tin Kiến Thức Bổ Ích