Thcshuynhphuoc-np.edu.vn - Thông Tin Kiến Thức Bổ Ích

Soạn bài Đất nước trang 94 Tiếng Việt Lớp 5 tập 2 – Tuần 27

Tháng 10 14, 2023 by Thcshuynhphuoc-np.edu.vn

Bạn đang xem bài viết Soạn bài Đất nước trang 94 Tiếng Việt Lớp 5 tập 2 – Tuần 27 tại thcshuynhphuoc-np.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Soạn bài Tập đọc Đất nước giúp học sinh lớp 5 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi đọc hiểu SGK Tiếng Việt 5 trang 94, 95 – Tập 2. Đồng thời, cũng giúp các em hiểu rõ ý nghĩa của bài tập đọc lớp 5 tuần 27.

Soạn bàiNghĩa thầy trò được biên soạn rất chi tiết, trình bày khoa học, còn giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án bài Tập đọc tuần 27 cho học sinh của mình. Ngoài ra, còn có thể tham khảo thêm bài tập đọc Tranh làng Hồ. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em tải miễn phí trong bài viết dưới đây của thcshuynhphuoc-np.edu.vn:

Mục Lục Bài Viết

  • Tập đọc Đất nước
    • Bài đọc
    • Từ khó
    • Hướng dẫn đọc
    • Nội dung chính
  • Hướng dẫn giải phần Tập đọc SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 94, 95
    • Câu 1
    • Câu 2
    • Câu 3
    • Câu 4
  • Ý nghĩa bài Đất nước

Tập đọc Đất nước

Bài đọc

ĐẤT NƯỚC
(Trích)

Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.

Soạn bài Đất nước trang 94 Tiếng Việt Lớp 5 tập 2 – Tuần 27

Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha!
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa

Khám Phá Thêm:   Soạn bài Nghe thuyết trình một vấn đề xã hội Cánh diều Ngữ văn lớp 12 trang 30 sách Cánh diều tập 2

Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Ðêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về!

NGUYỄN ĐÌNH THI

Từ khó

  • Đất nước là bài thơ được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, thể hiện cảm xúc của tác giả giữa mùa thu thắng lợi trên chiến khu Việt Bắc
  • Hơi may: gió heo may
  • Chưa bao giờ khuất: chưa bao giờ chịu khuất phục; cũng có thể hiểu là bất tử

Hướng dẫn đọc

Đọc lưu loát, diễn cảm bài thơ với giọng trầm lắng, cảm hứng ngợi ca, tự hào về đất nước.

Nội dung chính

Bài thơ nói về niềm vui sướng, tự hào của tác giả khi đất nước giành được hòa bình sau nhiều năm chiến tranh. Khi xưa, trời thu buồn man mạc. Nay sạch bóng quân thù, trời mùa thu cũng như trong xanh hơn.

Hướng dẫn giải phần Tập đọc SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 94, 95

Câu 1

“Những ngày đã xa” được tả trong hai khổ thơ đầu đẹp mà buồn. Em hãy tìm những từ ngữ nói lên điều đó?

Trả lời:

  • “Những ngày thu đã xa” đẹp: Sáng mát trong, gió thổi mùa thu hương cốm mới
  • “Những ngày thu đã xa” buồn: Sớm chớm lạnh, những phố dài xao xác hơi may, thềm nắng, lá rơi đầy, người ra đi đầu không ngoảnh lại

Câu 2

Cảnh đẹp đất nước trong mùa thu mới được tả trong khổ thơ thứ ba đẹp như thế nào?

Trả lời:

Khám Phá Thêm:   Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Giáo dục thể chất 9 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Tập huấn sách giáo khoa lớp 9 năm 2024 - 2025

Cảnh đất nước trong mùa thu mới được miêu tả vừa đẹp, vừa vui. Niềm vui từ trong mỗi con người trong mùa thu thắng lợi đã lan tỏa và bao trùm lên cả cảnh vật xung quanh:

  • Gió thổi rừng tre phấp phới
  • Trời thu thay áo mới
  • Trong biếc nói cười thiết tha

Câu 3

Lòng tự hào về đất nước tự do và về truyền thống bất khuất của dân tộc được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào trong hai khổ thơ cuối?

Trả lời:

– Lòng tự hào về đất nước tự do:

  • Thể hiện qua những từ ngữ được lặp đi lặp lại với nhau: Trời xanh đây, núi rừng đây, của chúng ta. Các từ ngữ đây, của chúng ta được lặp đi lặp lại có tác dụng nhấn mạnh niềm tự hào, niềm hạnh phúc về đất nước giờ đây đã được hưởng niềm tự do, hạnh phúc trọn vẹn
  • Những hình ảnh được liệt kê những cánh đồng thơm mát, những ngả đường bát ngát, những dòng sông đỏ nặng phù sa như một cách thêm phần khẳng định chúng ta đã hoàn toàn được hưởng tự do và độc lập, mỗi một tấc đất, mỗi một cảnh vật đều là của chúng ta, những gì tươi đẹp nhất trên đất nước này đều là của dân tộc ta, đất nước ta

– Lòng tự hào về truyền thống bất khuất của dân tộc:

  • Nước những người chưa bao giờ khuất: Nước của những người chưa bao giờ chịu khuất phục hoặc cũng có thể hiểu là những con người bất tử. hình ảnh này là để nhắc đến những con người dũng cảm, dám đứng lên kiên cường đấu tranh để đem lại cho chúng ta tự do, bình yên như ngày hôm nay. Những người ấy dù còn sống hay là đã hi sinh thì hình ảnh của họ mãi là bất tử, họ còn sống mãi cùng với non sông đất nước, sống trong lòng mỗi con người Việt Nam
  • Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất/Những buổi ngày xưa vọng nói về: Là lời của ông cha dường như vẫn còn luôn vang vọng vào trong đất trời sông núi ngày hôm nay. Nhắc nhở chúng ta hưởng cuộc sống tươi đẹp này thì phải luôn nhớ ơn, biết ơn những người đi trước, những người đã ngã xuống, những người đã hi sinh, những người đã vất vả khó nhọc để cho chúng ta có được cuộc sống ngày hôm nay.
Khám Phá Thêm:   Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I Cánh diều Ngữ văn lớp 9 trang 136 sách Cánh diều tập 1

Câu 4

Học thuộc lòng bài thơ.

Ý nghĩa bài Đất nước

Thể hiện niềm vui, niềm tự hào về đất nước tự do, tình yêu tha thiết của tác giả đối với đất nước, với truyền thống bất khuất của dân tộc.

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Đất nước trang 94 Tiếng Việt Lớp 5 tập 2 – Tuần 27 tại thcshuynhphuoc-np.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

Từ Khoá Liên Quan:

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn

Bài Viết Liên Quan

Nghị luận về sự cần thiết của việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp Tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng giao tiếp
Nghị luận về sự cần thiết của việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp Tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng giao tiếp
Phân tích truyện Con chó xấu xí của Kim Lân Viết văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm truyện
Phân tích truyện Con chó xấu xí của Kim Lân Viết văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm truyện
Viết đoạn văn khoảng 200 chữ phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng Những bài văn hay lớp 10
Viết đoạn văn khoảng 200 chữ phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng Những bài văn hay lớp 10
Previous Post: « Sulli là ai? Thông tin, sự nghiệp, tiểu sử Sulli Choi
Next Post: Cách chăm sóc và nuôi dạy chó boxer »

Primary Sidebar

Công Cụ Hôm Nay

  • Thời Tiết Hôm Nay
  • Tử Vi Hôm Nay
  • Lịch Âm Hôm Nay
  • Lịch Thi Đấu Bóng Đá Hôm Nay
  • Giá Vàng Hôm Nay
  • Tỷ Giá Ngoaị Tệ Hôm Nay
  • Giá Xăng Hôm Nay
  • Giá Cà Phê Hôm Nay

Công Cụ Online

  • Photoshop Online
  • Casio Online
  • Tính Phần Trăm (%) Online
  • Giải Phương Trình Online
  • Ghép Ảnh Online
  • Vẽ Tranh Online
  • Làm Nét Ảnh Online
  • Chỉnh Sửa Ảnh Online
  • Upload Ảnh Online
  • Paint Online
  • Tạo Meme Online
  • Chèn Logo Vào Ảnh Online

Bài viết mới

  • Tiểu sử và Sự Nghiệp Của Ryan Sessegnon: Tài Năng Trẻ Đáng Chú Ý Trong Bóng Đá Anh
  • Phil Foden – Ngôi sao trẻ đầy triển vọng của bóng đá Anh
  • Các cầu thủ nổi tiếng bị rơi vào vòng lao lý
  • Ý Nghĩa Số Áo 14 Trong Bóng Đá
  • Nghị luận về sự cần thiết của việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp Tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng giao tiếp
  • Phân tích truyện Con chó xấu xí của Kim Lân Viết văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm truyện
  • Viết đoạn văn khoảng 200 chữ phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng Những bài văn hay lớp 10
  • Nghị luận về lối sống phông bạt của giới trẻ hiện nay Viết bài văn nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống
  • Phân tích đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện Con chó xấu xí Những bài văn hay lớp 11
  • Viết bài văn kể lại một câu chuyện về trí thông minh hoặc khả năng tìm tòi, sáng tạo của con người Kể lại một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe lớp 4 KNTT

Copyright © 2025 · Thcshuynhphuoc-np.edu.vn - Thông Tin Kiến Thức Bổ Ích