Bạn đang xem bài viết Chia sẻ cách nuôi chim sáo đúng kỹ thuật tại thcshuynhphuoc-np.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nuôi chim sáo đúng kỹ thuật là một trong những hoạt động được nhiều người yêu thích, không chỉ để tạo thêm sự sống động trong không gian sống mà còn để thưởng thức tiếng hót đẹp của loài chim này. Tuy nhiên, để thành công trong việc nuôi chim sáo và tận hưởng những niềm vui mà chúng mang lại, các nuôi chim cần tuân theo một số nguyên tắc cơ bản. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá cách nuôi chim sáo đúng kỹ thuật, từ chuẩn bị môi trường sống, chế độ dinh dưỡng cho đến cách áp dụng các phương pháp đào tạo và chăm sóc chim sáo hiệu quả.
Chim sáo là một loài chim rất quen thuộc phải không nào! Với các tín đồ mê chim cảnh thì chắc hẳn không thể bỏ qua cách nuôi chim sáo. Chim sáo không những đẹp mà nó còn bắt chước tiếng người, tuy nhiên để chim nói được thì quá trình huấn luyện không hề đơn giản. Bài viết sau đây Wiki Cách Làm xin chia sẻ đến các bạn cách nuôi chim sáo đúng kỹ thuật nhé!
Hướng dẫn cách nuôi chim sáo đúng kỹ thuật
Nguồn gốc
Chim sáo (Sturnidae) nằm trong họ nhà sáo. Hiện có hơn 30 loài chim sáo trên trái đất và tập trung nhiều nhất ở khu vực châu Á. Ở Việt Nam chim sáo còn được người nuôi gọi bằng tên gọi như chim nhồng, chim cà cưỡng.
Thức ăn
Chim sáo có thể ăn rất nhiều loại thức ăn tươi như cào cào, sâu bọ,..hay thức ăn thông thường như cơm, gạo, chuối, bột đậu phộng trộn trứng.
Công thức thức ăn cho sáo :
Cám Ba vì hoặc Cám cò dùng thức ăn cho gà con 0.5 kg
Trứng gà: 4 lòng đỏ trứng (trộn sống )
Mật ong: 1 chén uống trà
Vitamin B complex
Thịt bò xay nhuyễn 1 lạng
Lòng đỏ trứng gà + thịt bò xay + Mật ong. Sau đó trộn đều hỗn hợp cùng với cám. Sau đó hãy sấy nhẹ cho khô. Chờ nguội hãy trộn cùng với Vitamin B complex.
Lồng chim
Lồng nuôi chim sáo nên chọn loại có kích thước trung bình được làm bằng tre, mây hay bằng lưới kẽm. Chim sáo rất ít nhảy nhót nhưng nó thường dùng mỏ để cạy cửa, vì vậy nếu lồng dễ mở thì bạn hãy dùng kẽm để khóa cửa lồng lại nhé!
Cách tắm cho chim sáo
Chúng ta nên cho tô nước vào trong lồng. Bỏ tô đựng thức ăn và nước ra ngoài lồng. Vẩy ít nước lên thân chim, chúng sẽ từ từ quen dần với nước và tự động tắm.
Trường hợp chúng không chịu tắm, sau 2-3 ngày hãy đưa nước vào, đảm bảo chúng sẽ thích nước và ngay lập tức tắm. Thời gian tắm nên có nắng ấm, nhiệt độ cao. Tránh tắm trong thời gian gió và nhiệt độ thấp khiến chúng dễ nhiễm bệnh.
Một số đặc tính của chim sáo
Chim sáo thích ăn no tắm mát. Nếu nuôi chim non thì nó mau dạn người và mau không. Khoảng 6 tháng tuổi là chim sao đã biết ” nói gió ” líu lo và khoảng hơn 1 năm là nó bắt đầu biết nói. Khi chim sáo đã quen với nơi ở thì bạn có thể thả chim ra cho nó sống tự do, yên tâm là nó sẽ không bay đi mất đâu nhé! Ngược lại nó còn giúp bạn giữ nhà nữa đấy! Mỗi khi nhà có khách những con chim sáo sẽ xà xuống và mổ lên chân khách lạ. Để tránh chim tấn công khách thì bạn hãy nhốt sáo trong lồng và trùm kín lồng lại và đặt ở nơi yên tĩnh nhé!
Cách dạy sáo nói
Để sáo nhanh nói, khi nuôi nên chọn loại chim sáo có mỏ trắng, có kích thước to cao, bộ lông mượt mà.
Khi sáo đã tự mổ được thức ăn thì bạn phải trùm lồng nuôi sáo lại thật kín, đặt lồng ở nơi yên tĩnh và ít người qua lại để cách ly với người. Nên hạn chế nói chuyện trước mặt sáo và chỉ nói những câu mà bạn muốn dạy sáo.
Thời điểm dạy sáo nói tốt nhất là vào chiều tối, lúc sáo đang ngủ và lúc cho sáo ăn món mồi nhử.
Để dạy sáo nói được tiếng người thì bạn cần kiên trì, khoảng 5-6 tháng sau khi dạy sáo nói chúng sẽ bắt đầu nói được những câu đầu tiên. Sáo có tài bắt chướt rất giỏi vì vậy khi tập sáo nói thì giọng nói của bạn phải rõ ràng dễ nghe nhé! Khi sáo đã nói thành thạo thì bạn có thể treo lồng chim ở góc cửa ra vào, khi gặp người lạ nó sẽ nói ra ngay câu mà bạn đã dạy.
Lột lưỡi sáo
Lột lưỡi chim sáo có nghĩa là việc tách bỏ lớp sừng phía dưới lưỡi của sáo. Lột lưỡi sao giúp chim dễ phát âm giọng người hơn.
Để thực hiện lột lưỡi sao chúng ta cần thực hiện như sau:
– Cần 2 người, 1 người giữ mỏ, người còn lại thực hiện việc lột lưỡi.
– Dùng dấm hoặc nước cốt chanh bôi đầu lưỡi của chim sáo. Khi phần đó mềm hãy lấy móng tay khều nhẹ, chúng ta thực hiện nhẹ nhàng để chúng không hoảng sợ.
Chú ý:
Lột lưỡi giúp chim nói dễ hơn, chúng ta có thể thực hiện tại nhà, tuy nhiên cũng không cần thiết mà chúng vẫn có thể nói tốt. Khi thực hiên lột lưới sáo bạn nên làm cẩn thận bởi nếu làm chúng hoảng chúng sẽ nhớ dai, từ đây chúng sẽ không nghe lời bạn.
Chọn sáo đúng cách
Khi nuôi chúng ta cần chọn sáo đúng cách giúp chúng khỏe mạnh.
– Chọn nuôi sáo chọn con to khỏe, đầu to, mỏ đẹp.
– Chọn sáo năng động và hay kêu, khi đút ăn nó hay rụt cổ lại (chim trống)
– Nên nuôi từ nhỏ giúp chim quen và dễ dàng huấn luyện.
– Chọn loại nuôi: sáo nói chủ yếu được chia làm các loại như sáo đen, sáo nâu, cà cưỡng (sáo sậu).
Xem thêm: Kỹ thuật nuôi chim cắt đơn giản hiệu quả
Chim sáo là một loài chim bắt chước giọng nói con người, thật thú vị phải không nào. Chúng tôi vừa hướng dẫn các bạn về cách nuôi chim sáo, chăm sóc đúng cách. Vậy thì bây giờ còn suy nghĩ gì mà không thử nuôi ngay một con chim sáo nào! Nuôi chim sáo là thú vui tao nhã và thú vị của nhiều người.
Tóm lại, nuôi chim sáo đúng kỹ thuật không chỉ là hành trình tìm hiểu, cung cấp chế độ dinh dưỡng phù hợp và tạo môi trường sống thoải mái cho chim. Nó còn đòi hỏi sự hiểu biết, kiên nhẫn và sự đam mê trong việc chăm sóc chim. Tuy nhiên, đều đặn tìm hiểu, áp dụng các nguyên tắc nuôi chim sáo đúng kỹ thuật sẽ đổi thành công được nuôi chim sáo hạnh phúc và khỏe mạnh. Chúng ta cũng cần nhớ rằng mỗi cá nhân hay gia đình có thể có những sở thích và môi trường nuôi chim khác nhau. Vì vậy, luôn lắng nghe và tìm hiểu kỹ trước khi áp dụng bất kỳ điều gì. Cuối cùng, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức và yêu thương với cộng đồng nuôi chim sáo sẽ hỗ trợ cho sự phát triển và nâng cao chất lượng chăm sóc chim sáo trong cộng đồng nuôi chim.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Chia sẻ cách nuôi chim sáo đúng kỹ thuật tại thcshuynhphuoc-np.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Từ Khoá Liên Quan:
1. Chim sáo
2. Nuôi chim sáo
3. Cách nuôi chim sáo
4. Kỹ thuật nuôi chim sáo
5. Chia sẻ kinh nghiệm nuôi chim sáo
6. Hướng dẫn nuôi chim sáo
7. Quy trình nuôi chim sáo
8. Thức ăn cho chim sáo
9. Thuốc men cho chim sáo
10. Chuồng chim sáo
11. Địa điểm nuôi chim sáo
12. Bệnh tật của chim sáo
13. Sức khỏe của chim sáo
14. Tiếng hót của chim sáo
15. Chim sáo trống