Bạn đang xem bài viết Bình Tây Đại Nguyên Soái là ai mà khiến thực dân Pháp sợ? tại thcshuynhphuoc-np.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bình Tây Đại Nguyên Soái – một tên tuổi lừng lẫy trong lịch sử Việt Nam, đã ghi dấu ấn đậm nét trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp. Sở hữu khí phách vĩ đại và tài năng quân sự xuất chúng, ông đã trở thành nỗi ám ảnh đối với thực dân Pháp, khiến họ phải run sợ và phải đối mặt với một đối thủ không dễ bỏ qua.
Nếu bạn đang thắc mắc người đã được lịch sử lưu dấu, gắn liền với sự kiện Gò Công và nhân vật huyền thoại Bình Tây Đại Nguyên Soái là ai? Cùng Chúng Tôi đọc để hiểu rõ hơn ông là ai và những đóng góp của ông với nước nhà.
Bình Tây Đại Nguyên Soái là ai?
Bình Tây Đại Nguyên Soái là Trương Định. Ngay từ khi giặc Pháp đặt chân lên đất Gia Định (1859) nhân dân Nam kỳ đã anh dũng vùng lên đánh quân xâm lược. Trong những ngày kháng chiến đầu tiên đó, đồng bào miền Nam đã tỏ rõ xứng đáng với truyền thống quật cường, bất khuất của dân tộc ta.
Phong trào đấu tranh của nhân dân Nam Kỳ dấy lên quy mô mạnh mẽ với lá cờ “Phan, Lâm mãi quốc, triều đình khí dân” của Bình Tây Đại Nguyên Soái. Trương Định đã mở đầu những trang sử vẻ vang chống thực dân xâm lược Pháp của toàn thể dân tộc ta.
Trương Định được nhân dân biết đến không chỉ là một nhà chỉ huy sắc sảo, thông binh thư, giỏi võ nghệ. Trong công cuộc đấu tranh anh dũng và gian lao đó, ông còn biết trọng dụng nhân tài, chiêu hiền đãi sĩ. Ông được nhân dân và binh sĩ tôn kính và suy tôn là Trung Thiên tướng quân hay Bình Tây Đại Nguyên Soái – Vị anh hùng của dân tộc.
Tóm tắt về Bình Tây Đại Nguyên Soái – Trương Định
Trương Định (chữ Hán: 張定; 1820-1864) hay Trương Công Định hoặc Trương Đăng Định, là võ quan nhà Nguyễn. Ông cũng là thủ lĩnh chống Pháp giai đoạn 1859-1864 trong lịch sử Việt Nam.
Năm 1844, Trương Định theo cha vào Nam và lấy vợ là con gái một hào phú huyện Tân Hòa ( Gò Công). Khi cha chết, Trương Định ở lại quê vợ. Năm 1854, trương Định xuất tiền của, chiêu mộ dân nghèo lập đồn điền Gia Thuận. Ông được phong chức Quản cơ đồn điền.
Tháng 12 /1859, quân pháp đánh thành Gia Định. Trương Định đưa cơ binh gia nhập đội quân của triều đình chống giặc, thường đi tiên phong lập nhiều chiến công. Một trong những chiến công nổi tiếng là phục kích giết chết tên Đại úy Barbe.
Tháng 12/1861, sau khi Đại đồn Chí Hòa thất thủ. Trương Định đưa quân về đồn cũ Tân Hòa và chiêu mộ thêm quân sĩ tiếp tục đánh Pháp. Lúc này quân số của Trương Định đã có hơn 6.000 người. Nghĩa quân Trương Định đã lập nhiều chiến công như trừng trị nhiều tên tay sai giặc Pháp (như bá hộ Huy ở Đông Sơn). Tiến công các đồn giặc ở Gia Thạch, Rạch Gầm và nhiều lần đánh đồn Kỳ Hòa.
Tháng 3 /1862, khi quân Pháp rút chạy khỏi Gò Công. Nghĩa quân Trương Định đã tiến công tiêu diệt nhiều tên và chiếm lại Gò Công.
Ngày 05/06/1862, Triều đình ký hòa ước Nhâm Tuất. Giao ba tỉnh miền Đông cho Pháp, hạ lệnh Trương Định bãi binh và đi nhận chức Lãnh binh ở An Giang. Theo yêu cầu của nhân dân và các nghĩa sĩ, Trương Định khước từ lệnh triều đình và nhân danh hiệu Bình Tây Đại Nguyên Soái do nhân dân phong, tiếp tục lãnh đạo cuộc chiến đấu chống Pháp.
Trương Định đã lãnh đạo nghĩa quân lập nhiều chiến công như tấn công đồn Rạch Tra. Giết chết tên Đại úy Tu-Rút (1862), tập kích thuyền Alarme, tấn công nhiều đồn giặc. Và bẻ gãy cuộc tấn công quy mô của giặc Pháp vào Gò Công, giết nhiều giặc (01/1863).
Sau khi rút khỏi Tân Hóa, Trương Định tiếp tục lập căn cứ ở Lý Nhơn, lãnh đạo kháng chiến. Tháng 02/1863, Pháp tấn công Lý Nhơn. Trương Định phá vòng vây trở về Gò Công lập căn cứ ở Đám Lá Tối Trời (ven biển Gò Công).
Ngày 20/08/1864, trong cuộc chiến đấu không cân sức, Trương Định bị trọng thương. Không để rơi vào tay giặc, Trương Định đã dùng gươm tự sát để bảo toàn thanh danh khí tiết người anh hùng – khi ấy ông tròn 44 tuổi. Hay tin ông tuẫn tiết Vua Tự Đức sai truy tặng ông phẩm hàm. Năm 1871 Vua Tự Đức lập đền thờ Trương Định tại Tư Cung (Quảng Ngãi).
Ca ngợi công đức của Trương Định như một người anh hùng trung nghĩa, công đầu giữ nước của nhân dân 03 tỉnh miền Đông Nam Bộ. Nguyễn Đình Chiểu đã làm bài văn tế và mười hai bài thơ điếu Trương Định. Ca ngợi cuộc đời chiến đấu hào hùng và cái chết oanh liệt của ông.
Sống làm tướng khiến quân thù bạt vía kinh hồn, thác thành thần phù hộ cho công cuộc kháng chiến diệt giặc, giữ nước của dân tộc mãi ngàn sau:
Trong Nam, tên họ nổi như cồn
Mấy trận Gò Công nức tiếng đồn
Đấu đạn hỡi rêm tàu bạch quỷ
Hơi gươm thêm rạng vẻ huỳnh môn
Ngọn cờ ứng nghĩa trời chưa bẻ
Quả ấn Bình Tây đất vội chôn
Nỡ khiến anh hùng rơi giọt lụy
Lâm dâm ba chữ điếu linh hồn.
Ai là người truyền thư đi khắp nơi suy tôn Trương Định làm Bình Tây Đại Nguyên Soái?
Người truyền thư đi khắp nơi suy tôn Trương Định làm Bình Tây Đại Nguyên Soái là Phan Tuấn Phát. Phan Tuấn Phát là người chỉ huy nghĩa quân ở Tân An. Đề xuất suy tôn Trương Định làm “Bình Tây Đại Nguyên Soái” của Phan Tuấn Phát được dân chúng và nghĩa quân ủng hộ. Điều này chứng tỏ nhân dân rất kính trọng, tin tưởng, yêu mến Trương Định.
Những điều ít ai rõ về Bình Tây Đại Nguyên Soái
Duyên nợ với mành đất Gò Công
Nhắc đến Bình Tây Đại Nguyên Soái là ai, người dân Gò Công ngày ấy không ai không kính trọng và tự hào. Quê gốc miền Trung nhưng “Bình Tây Đại Nguyên Soái” lại thành danh nơi đất Gia Định đem hết gia sản vào công cuộc đánh Tây. Tại nơi đây, ông đã lập gia đình với hai người phụ nữ. Với sự giúp đỡ ít nhiều của cả hai gia đình bên vợ.
Từ năm 1854, theo chính sách đồn điền của Nguyễn Tri Phương. Trương Định đã chiêu mộ dân chúng, khai khẩn đất hoang. Lập ra đồn điền Gia Thuận để khai hoang đất đai phát triển sản xuất. Chăm lo cho đời sống của nhân dân địa phương.
Từ chối bổng lộc của triều đình để chiến đấu cùng nhân dân
Tháng bảy năm Nhâm Tuất (1862), sau khi ký hòa ước dâng cho thực dân Pháp đảo Côn Lôn và ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ là Biên Hòa, Gia Định, và Định Tường. Triều đình Tự Đức phong Trương Định làm Lãnh binh tỉnh An Giang (theo điều khoản trong hòa ước nhằm loại bỏ các thế lực chống đối Pháp).
Và ra lệnh cho ông phải chấm dứt cuộc kháng chiến ở Gò Công. Thế nhưng, trước yêu cầu của nhân dân Gò Công, Trương Định đã quyết định ở lại cùng nhân dân kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Trương Định chiến đấu vì dân Nam Bộ
Đứng trước quyền lợi bản thân và nguyện vọng của nhân dân, ông đã dũng cảm đứng về phía nhân dân quyết định đi cùng với nhân dân chiến đấu.
Trên thực tế cuộc chiến đấu của nghĩa quân Trương Định hợp với lòng dân. Nên được nhân dân hết lòng đùm bọc che chở và ủng hộ. Chính nhờ đó mà mặc dù tương quan lực lượng có sự chênh lệch lớn có lợi cho thực dân Pháp. Nghĩa quân Trương Định vẫn tạo nên những chiến công hiển hách.
Phút cuối đời của Trương Định và những truyền thuyết của nhân dân
Về phút cuối cùng của Trương Định, nhiều tài liệu Pháp ghi rằng. Ông chết vì một phát đạn trúng vào lưng. Còn sử liệu Việt Nam thường chi ghi vỏn vẹn ngày mất. Thế nhưng, truyền thuyết dân gian không muốn tin người anh hùng chết trận. Nhân dân đã dựng lại tư thế lẫm liệt, đường hoàng của ông trước làn hơi cuối.
Dân gian truyền rằng, sau khi bị thương nặng, biết mình không sống được. Trương Định điểm mặt Tấn rồi đâm vào bụng tự sát.
Vị anh hùng của dân tộc Bình Tây Đại Nguyên Soái là ai và đã làm nên lịch sử vẻ vang oai hùng như thế nào. Ắt hẳn bạn đã có câu trả lời cho mình. Còn rất nhiều kiến thức hay về lịch sử và các lĩnh vực khác tại đây. Cùng Chúng Tôi khám phá nhé.
Bình Tây Đại Nguyên Soái là một nhân vật lịch sử quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược tại Việt Nam. Ông là một lãnh tụ dũng cảm, tài ba và tâm huyết, đã góp phần quan trọng vào việc đánh bại quân đội thực dân Pháp và giữ vững độc lập cho dân tộc Việt Nam.
Bình Tây Đại Nguyên Soái, tên thật là Trương Định, sinh sống vào thế kỷ 19 trong một gia đình trí thức Việt Nam. Ông đã nhanh chóng nổi tiếng với tài năng và can đảm của mình trong cuộc kháng chiến. Với khả năng lãnh đạo xuất sắc, ông đã tổ chức một số chiến dịch quân sự quan trọng, đòi lại những vùng đất đã bị chiếm đóng bởi thực dân Pháp.
Bình Tây Đại Nguyên Soái không chỉ là một chiến tướng tài ba, mà còn là một nhà trí thức và nhân văn, ông luôn đặt lợi ích của dân tộc lên hàng đầu. Qua những hành động và lời nói, ông đã khuyến khích lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của người dân, truyền cảm hứng cho các tướng lĩnh và binh lính trong quân đội Việt Nam.
Thực dân Pháp đã sợ hãi trước sự xuất hiện và sự tài năng của Bình Tây Đại Nguyên Soái. Quân đội Pháp đã gặp khó khăn lớn trong việc đối phó với các chiến dịch của ông, đặc biệt là trong trận Đồng Khởi – một trận chiến quyết định đã có vai trò quan trọng trong việc giành lại độc lập cho dân tộc Việt Nam.
Bình Tây Đại Nguyên Soái đã để lại một di sản lớn cho lịch sử chiến tranh của Việt Nam. Ông không chỉ là một tướng lĩnh lỗi lạc, mà còn là biểu tượng của sự tự do, động viên và mẫu người của dân tộc. Sự dũng cảm và tài năng của ông đã khắc sâu trong lòng người dân, và sẽ được nhớ mãi trong lịch sử kháng chiến Việt Nam.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bình Tây Đại Nguyên Soái là ai mà khiến thực dân Pháp sợ? tại thcshuynhphuoc-np.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Từ Khoá Liên Quan:
1. Bình Tây Đại Nguyên Soái
2. Lê Văn Duyệt
3. Chủ tịch quân hội Minh Mạng
4. Nguyễn Văn Thành
5. Binh chủng Quốc gia Việt Nam
6. Kỳ Mông
7. Phi Ngọc Ánh
8. Binh Đồng Đông
9. Kinh đô Gia Định
10. Quân đội pháp
11. Tướng Lê Văn Khôi
12. Pháp xâm lăng Việt Nam
13. Nhiều thành cổ quái
14. Quân đoàn số 1
15. Nguyễn Tri Phương